Ozone là một chất khí tồn tại trong bầu khí quyển với tỉ lệ nhỏ và nằm cách xa mặt đất hàng ngàn kilomet. Các phân tử ozone liên kết với nhau tạo thành tầng ozone có tác dụng bảo vệ bề mặt trái đất khỏi những ảnh hưởng của các tia cực tím, các tia phóng xạ của vũ trụ.

Ozone có thể được tạo thành từ O2 do phóng tĩnh điện, tia cực tím (ví dụ như trong các tia chớp, cũng như bởi tác động của bức xạ điện từ trường cao năng lượng). Ozone được điều chế trong máy ozone khi phóng điện êm qua oxi hay qua không khí khô, tinh khiết. Trong thiên nhiên, ozone được tạo thành khi có sự phóng điện trong khí quyển (sấm, sét), cũng như khi oxi hóa một số chất nhựa của các cây thông.

Chính vì cơ chế tạo máy ozone đơn giản nên trong thời gian gần đây có nhiều loại máy ozone được sản xuất, bày bán trên thị trường và được quảng cáo với nhiều tác dung khác nhau. Người sử dụng chỉ đơn thuần hiểu rằng thiết bị ozone là loại máy sản xuất khí ozone rồi sau đó cho sục vào trong môi trường nước để khử độc thực phẩm. Các dạng máy này trước đây được bán với giá khá cao nhưng nay có giá trên dưới hai triệu đồng tùy hãng sản xuất.

Hiện nay, thực phẩm chứa hóa chất, vi khuẩn tràn lan trên thị trường, nên nhiều hộ dân đã sắm máy sục nước ozone coi như “tấm lá chắn” bảo vệ sức khỏe mọi người trong gia đình. Máy khử độc rau quả ( ozone) được biết đến rộng rãi với những tác dụng như: rửa rau quả, thực phẩm, đánh bay độc tố, dư lượng thuốc bảo quản, thuốc bảo vệ thực vật, vi khuẩn, nẩm mốc…trên bề mặt thực phẩm; khử trùng nước uống, nước sinh hoạt; khử mùi phòng, không khí, thiết bị gia đình…

Trên thực tế, các nhà khoa học chỉ ra rằng, khí ozone có thể tiêu diệt sạch vi khuẩn, hoá chất độc hại bám trên bề mặt, nhưng hoàn toàn không có tác dụng nếu chúng ngấm sâu vào thực phẩm. Thậm chí, ngay cả khi sục trực tiếp với máy khử độc ozone cũng không loại bỏ được hết các độc tố, vi khuẩn vì có hàng nghìn chất độc, hàng nghìn hóa chất trong khi chỉ mình ozone sẽ không thể phá hủy được tất cả. Ozone không có tác dụng vạn năng. Vì vậy, an toàn nhất vẫn là ăn những thực phẩm sạch, rau tự trồng…

Bên cạnh đó, quá trình tạo ra khí ozone trong môi trường ẩm sẽ tạo ra các chất oxit nito (NO) và axit nitoric (HNO2) rất có hại cho cơ thể người.

Để tạo được khí ozone, người ta cho luồng khí khô chạy qua hai điện cực (điện thế trên 4.000V) để tạo ra tia lửa điện khoảng 20kw (tương đương với một tia sét nhỏ). Sự phóng điện này sẽ sản sinh ra O3, chính là khí ozone.
Tuy nhiên, quá trình phóng điện này còn tạo ra oxit nitơ rất có hại cho đường hô hấp. Oxit nitơ là một loại khí thải công nghiệp. Ví dụ: nó xuất hiện khi vận hành xe máy (khói ở ống bô xe máy); thường xuyên hít phải khí này sẽ mắc bệnh mãn tính về tai, mũi, họng: viêm mũi, hen phế quản mãn tính, viêm kết giác mạc, viêm phổi mãn tính.

GS. Nguyễn Hoàng Nghị - Viện Vật lý kỹ thuật, ĐH Bách khoa Hà Nội cho rằng: “Hiện nay, đã có rất nhiều chủng loại máy từ các nước nhập về trong khi nước ta chưa hề có cơ quan chức năng nào đứng ra kiểm tra, giám sát chất lượng”.
Vì thế, cách phổ biến để khắc phục tình trạng tạo ra khí oxit nitơ là máy khử độc ozon phải đi kèm một máy xử lý làm khô không khí (thiết bị khử ẩm). Nhưng hiện đa số các máy khử độc ozone bán trên thị trường đều không sử dụng thiết bị này do giá thành cao (máy khử ẩm 15 – 16 triệu đồng/chiếc).

Theo kỹ sư Nguyễn Đăng Lương, nguyên cán bộ Phòng Điện tử ứng dụng, Phân viện Vật lý Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, thì trong quá trình hoạt động máy còn tạo ra axit nitric là chất lỏng, độc, không màu hoặc màu vàng. Chất này có thể gây hỏng da và các chất hữu cơ, nếu được tiếp xúc. Đây là tác nhân gây oxy hóa mạnh. Chất này bám vào rau quả có thể gây đau bụng, tiêu chảy nên việc ngâm rau sống trong nước có sục, cần phải thận trọng.

 

 

 
Để kiểm tra máy tạo khí ozone có thiết bị khử ẩm hay không, có thể sục khí ozone vào trong nước để đo độ PH. Nếu máy có chất lượng tốt, độ PH sẽ là trung tính và ngược lại. Cũng có thể dùng giấy quỳ để thử, nếu máy tốt (độ PH trung tính), giấy sẽ giữ nguyên màu vàng; ngược lại giấy sẽ chuyển thành màu hồng hoặc đỏ. (LD)
Bằng cách kiểm tra này người tiêu dùng có thể chọn được cho mình chiếc máy khử độc rau quả tốt và sử dụng đúng cách để mang lại hiệu quả tốt nhất. 

Trích nguồn: www.Doca.com.vn
 

Thu Hằng (T/H)

Bình luận

Tin khác