Tại Kế hoạch số 184/KH-UBND về Công tác y tế trường học năm học 2019-2020 do ông Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội ký ban hành nêu rõ mục tiêu trọng tâm là tăng cường kiểm tra, giám sát công tác an toàn, vệ sinh thực phẩm, quyết tâm không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong trường học.

PTN trọng điểm về An toàn thực phẩm và Môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, vệ sinh, an toàn thực phẩm, Giải pháp Blockchain, trong truy xuất nguồn gốc, truy xuất nguồn gốc thịt, truy xuất nguồn gốc hàng hóa, kiểm soát nguồn gốc, tem truy xuất nguồn gốc nông sản, truy xuất nguồn gốc rau, truy xuất nguồn gốc thuốc, DÁN TEM TRUY XUẤT NGUỒN GỐC, truy xuất nguồn gốc cá thu, truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông, lâm, thủy sản, truy xuất nguồn gốc và định danh, phân tích Dioxin trong mẫu thực phẩm, dioxin môi trường, CRETECH, VAST.

Bữa ăn bán trú của học sinh tiểu học trên địa bàn Hà Nội. Ảnh minh họa

An toàn thực phẩm, quyết định chất lượng bữa ăn học đường

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển đánh giá rất cao việc xây dựng bữa ăn học đường để cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho học sinh. Ông nhấn mạnh: "Xây dựng được bữa ăn cho học sinh không phải là dễ. Phải xuất phát từ tình thương, trách nhiệm của các thầy cô mới xây dựng được bữa ăn tốt cho học sinh".

Nhiều chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, thực đơn bữa ăn học đường xây dựng trên cơ sở khoa học là điều vô cùng quan trọng. Để xây dựng thực đơn bữa ăn học đường khoa học phù hợp với lứa tuổi, vùng miền, theo mùa, theo tuần... thì nguồn thực phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm để thực hiện bữa ăn học đường đảm bảo dinh dưỡng mang tính chất quyết định.

TS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam nhấn mạnh: Đảm bảo chế độ ăn của trẻ tiểu học và THCS phong phú, đa dạng, cân đối, giàu dinh dưỡng, đáp ứng từ 45-55% nhu cầu khuyến nghị dinh dưỡng và các vi chất thiết yếu đối với học sinh tiểu học và 30-40% nhu cầu đối với học sinh THCS… Cần khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây, hạn chế tiêu thụ thực phẩm nhiều đường, muối, hình thành các thói quen ăn uống tốt và tăng cường tập luyện thể dục thể thao ngay trong giai đoạn này.

Tại Hà Nội, những năm gần đây mô hình dạy học 2 buổi/ngày là phổ biến. Lượng học sinh phổ thông trên địa bàn Hà Nội ăn bán trú tại trường ngày càng tăng. An toàn thực phẩm trong trường học là vấn đề được không chỉ phụ huynh, học sinh mà dư luận cũng rất quan tâm.

Thống kê cho thấy, năm học 2019-2020, Hà Nội có hơn 1.600 trên tổng số 2.700 trường học có tổ chức bữa ăn bán trú. Toàn thành phố có hơn 700.000 học sinh tiểu học, trong đó có khoảng 90% đăng ký ăn bán trú tại trường. Tỷ lệ này ở cấp THCS là hơn 20% trong tổng số hơn 450.000 học sinh. Ngoài ra còn có gần 550.000 trẻ mầm non được chăm sóc, nuôi dưỡng hằng ngày tại hơn 1.100 trường và nhóm lớp. Điều này có nghĩa là mỗi ngày toàn thành phố có tới hơn 1 triệu học sinh ăn bán trú tại trường với số lượng 1-4 bữa, tùy theo độ tuổi.

Cuối tháng 4/2019, đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Hà Nội kiểm tra thực tế các trường học cho thấy, một số nơi còn sơ suất trong việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm như: Để lẫn thực phẩm sống với thực phẩm chín; khay ăn, bát ăn chưa được rửa sạch; việc lưu mẫu thực phẩm chưa đúng quy định; nhân viên chế biến thực phẩm chưa thường xuyên sử dụng găng tay; thiếu thiết bị phòng, chống côn trùng…

Giải pháp giám sát an toàn thực phẩm bếp ăn trường học

Như đã nêu, an toàn thực phẩm trong trường học là vấn đề được nhiều người quan tâm, thậm chí nhiều phụ huynh coi đây là tiêu chí hàng đầu trong lựa chọn trường học cho con, đánh giá chất lượng giáo dục.

Nhiều giải pháp để các trường học, đơn vị giáo dục hạn chế tối đa các nguy cơ gây mất an toàn bữa ăn cho học sinh. Bà Dương Thị Sau, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Đông Anh (Hà Nội), cho biết: Truy tận gốc nguồn thực phẩm và tăng cường giám sát toàn diện các khâu của quy trình tổ chức bữa ăn cho học sinh tại trường là yêu cầu bắt buộc đối với các nhà trường trong năm học 2019-2020. Việc rà soát tất cả doanh nghiệp cung ứng thực phẩm cho các bếp ăn tập thể trên địa bàn đã được triển khai và sẽ thực hiện thường xuyên. Nếu phát hiện nơi nào cung ứng thực phẩm không bảo đảm, Phòng yêu cầu nhà trường cắt hợp đồng cung ứng và kiến nghị cơ quan chức năng xử phạt nghiêm khắc, dứt khoát không để tái phạm. Đây cũng là địa phương cuối năm 2018 xảy ra vụ việc một số trẻ ở Trường Mầm non Xuân Nộn biểu hiện ngộ độc thực phẩm.

Tại quận Tây Hồ, trong năm học 2019-2020, ngành GD&ĐT quận đã tập trung tăng cường giám sát nguồn gốc thực phẩm. Khác so với các năm học trước, năm nay UBND quận và các nhà trường thường xuyên kiểm tra thực tế tại đơn vị cấp 2, tức là truy tận gốc nơi cung ứng thực phẩm, từ đó kịp thời ngăn chặn nguy cơ không bảo đảm an toàn thực phẩm.

Huy động sự tham gia của phụ huynh học sinh trong việc giám sát quy trình tổ chức bữa ăn bán trú là một trong những giải pháp quan trọng để đảm bảo an toàn thực phẩm trong trường học. Ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho rằng, cách thức này không chỉ thêm kênh giám sát mà còn góp phần làm tăng tính minh bạch trong việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng của học sinh trong mỗi nhà trường. 

Ngoài việc yêu cầu tăng cường giám sát, kiên quyết không để đơn vị cung cấp thực phẩm, chế biến suất ăn không bảo đảm an toàn tại các nhà trường, năm học 2019-2020, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các trường học lưu ý hơn trong khâu vệ sinh dụng cụ nấu và khay, bát ăn... của học sinh. Những đơn vị có sai phạm, lơ là trong việc tuân thủ các quy định an toàn, vệ sinh thực phẩm, để xảy ra hiện tượng học sinh bị ngộ độc thực phẩm sẽ bị xử lý nghiêm khắc.

 

 

Hòa Xuân

Bình luận

Tin khác