1. Hóa chất, thiết bị, dụng cụ.

1.1 Thiết bị, dụng cụ.

       Thiết bị lấy mẫu: Cần lấy mẫu thủy tinh; Dây cáp kết nối; Cái lọc bụi; Thiết bị lấy mẫu UNI-VOS-ACD; - Ống impinger, ống nối chữ C, L; Bơm hút; Thùng làm ngưng; Nhiệt kế, áp suất kế;
      Dụng cụ phục vụ lấy mẫu: Găng tay cao su; Bộ dụng cụ làm sạch; Thùng bảo quản mẫu; Bình đựng dung dịch; Băng tan chịu nhiệt; Pipet; Giấy nhôm;
Giấy lau; Parafilm; Thước đo, kìm, cờ lê, mỏ lết; Biên bản hiện trường, bút dấu; Nhãn mẫu; GPS, máy ảnh;
      Hóa chất:Dung dịch hấp thụ (Pha 5g/L H3BO3 trong 500 ml nước cất và định mức lên 1000ml, pha theo JIS 0099:2004);Silicagel;Nước cất, Acetone, hecxan, toluene, dung dịch NaOH 40g/L.

1.2 Dụng cụ bảo hộ lao động.

        Mũ bảo hộ; Quần áo bảo hộ; Găng tay chống nhiệt; Giầy cứng; Mặt lạ phòng độc, khẩu trang; Kính bảo hiểm; Dây đai an toàn; Hộp cứu thương; Dây thừng chống trượt, chuyên dụng; Ròng rọc.

2. Công tác kiểm tra, chuẩn bị tại hiện trường.

2.1 Công tác kiểm tra tại hiện trường.

       Kiểm tra, đảm bảo và tập kết đầy đủ các thiết bị, công cụ, dụng cụ phục vụ đo/lấy mẫu tại hiện trường;
       Kiểm tra, chuẩn bị và đảm bảo sự hoạt động ổn định của thiết bị lấy mẫu khí thải, và các thiết bị khác;
      Xác định nguồn điện cấp tại hiện trường;
      Xác định các vấn đề bảo hộ lao động cần quan tâm. Xem xét điều kiện lấy mẫu (vấn đề thuận lợi, khó khăn);
     Xác định các vấn đề cần sự hổ trợ của doanh nghiệp trong quá trình lấy mẫu.

2.2 Công tác chuẩn bị lấy mẫu.

         -Thực hiện Quy trình thao tác như quy định tại US-EPA. Method 01 để có vị trí lấy mẫu, số lượng điểm hút mẫu, hoặc lựa chọn vị trí lấy mẫu phù hợp với điều kiện thực tế, đánh dấu vị trí hút mẫu lên cần lấy mẫu;
         (1).Đeo găng tay;
         (2). Đánh số thứ tự từ 1 – 4 cho các ống Impinger;
         (3). Dùng pipet hút chính xác 25 ml dung dịch hấp thụ cho vào ống I1 và I2, ống 3 để trống;
         (4). Cân khoảng 20g Silicagel cho vào ống I4;
         (5). Kết nối thiết bị lấy mẫu khí với dây cáp, sau đó dùng các ống nối chữ C, T hệ thống lấy mẫu như Hình 1, dưới đây:
                      Quy trình đo, lấy mẫu để xác định nồng độ NH3 trong khí thải JIS K 0099:2004
Hình 1. Hệ thống lấy mẫu NH3
         (6).Kiểm tra và đảm bảo không xuất hiện rò rỉ trong hệ thống lấy mẫu;
         (7). Đánh dấu khoảng cách và vị trí điểm hút mẫu lên cần lấy mẫu;
        (8). Gia nhiệt cần lấy mẫu ở nhiệt độ khoảng 120oC.

3. Quy trình đo, lấy mẫu.

      (1). Di chuyển đầu lấy mẫu đến vị trí lấy mẫu;
       (2). Bật bơm, điều chỉnh vận tốc hút 1 l/p, ghi lại thời gian và thể tích hút vào biên bản hiện trường;
       (3). Cứ 5 phút ghi lại thể tích hút của bơm 1 lần;
       (4). Sau 30 phút, tắt bơm, ghi lại thời gian và thể tích hút vào biên bản hiện trường;
      (5). Di chuyển đầu lấy mẫu ra khỏi vị trí lấy mẫu;
       (6). Chờ nhiệt độ hệ thống lấy mẫu giảm, kiểm tra lại rò rỉ của hệ thống.

4. Thu mẫu.

     ( 1). Chuyển lại dung dịch hấp thụ từ ống impinger 1 và 2 vào bình chứa mẫu;
      (2). Tráng rửa impinger 1, 2, 3 bằng dung dịch hấp thụ và gộp chung với mẫu;
      (3). Mẫu được dán nhãn, bảo quản ở nhiệt độ ≤ 4oC và chuyển về phòng thí nghiệm.

5. Một số lưu ý khác.

      Các cán bộ lấy mẫu tuyệt đối tuân thủ quy trình lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu;
      Các cán bộ thực hiện lấy mẫu tuyệt đối tuân thủ an toàn lao động tại hiện trường: mặc quần áo bảo hộ lao động; đội mũ cứng; đi găng tay chịu nhiệt; găng tay cao su…;
     Khi xuất hiện bất cứ sự cố hoặc sự sai khác nào trong quá trình lấy mẫu, cần báo ngay cho đội trưởng đội hiện trường để xử lý.

6. Tài liệu tham khảo.

      JIS K 0099:2004 – Methods for determination of amonia in flue gas;
      Hướng dẫn sử dụng bộ thiết bị lấy mẫu khí thải lưu lượng thấp UNI-VOS-ACD - Enviromental Supply company. lnc.

Bình luận

Tin khác