Vấn đề an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường hiện nay đang được Chính phủ thực sự quan tâm, thể hiện bằng việc ban hành chỉ đạo qua nhiều văn bản pháp luật. Trong khoảng thời gian gần đây có rất nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên khắp cả nước, cho thấy thực phẩm có chứa các chất độc hại có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Vấn đề ô nhiễm môi trường và an toàn thực phẩm là hai vấn đề song song và liên quan đến nhau. Một môi trường trong sạch sẽ cho ra các sản phẩm tiêu thụ sạch. Trong lịch sử con người đã chứng kiến nhiều vụ nhiễm độc do thực phẩm lấy từ môi trường ô nhiễm. Chính bởi sự phức tạp và đa dạng như vậy liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường hiện nay tại Việt Nam, dự án Phòng thí nghiệm trọng điểm về An toàn thực phẩm và Môi trường được thực hiện.
Với lịch sử phát triển hơn 10 năm, các cán bộ của Trung tâm hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Công nghệ sinh học, Vật liệu, Hoá học, Công nghệ thông tin, Môi trường, Năng lượng, Nông nghiệp, Điện tử Viễn thông, Truyền thông,… bao gồm cả cán bộ cơ hữu và cộng tác viên. Trung tâm Đào tạo, Tư vấn và Chuyển giao công nghệ tập hợp được nhiều cán bộ có năng lực, có chuyên môn cao, đa ngành, nhiều trình độ khác nhau là một trong những ưu điểm để thực hiện thành công những đề tài, dự án, các công việc có tính liên ngành trong các hoạt động khoa học công nghệ, với số lượng lên đến 67 người. Ngoài ra, với tính chất của Trung tâm là đơn vị chuyển giao công nghệ, kết nối để đưa các sản phẩm khoa học, công nghệ vào thực tiễn, Trung tâm đã xây dựng mạng lưới các nhà khoa học và nhiều chuyên gia cộng tác các lĩnh vực sinh học, hóa học, vật lý, địa lý, môi trường, sức khỏe cộng đồng,…

Nội dung của dự án
  1. Mục tiêu đầu tư

1.1.Mục tiêu chung:

Xây dựng phòng thí nghiệm với hệ thống thiết bị nghiên cứu hiện đại nhằm kiểm tra, cảnh báo sớm, giám sát an toàn thực phẩm và phân tích môi trường tại khu vực Hà nội, với độ chính xác cao phục vụ cho phát triển nghiên cứu khoa học công nghệ của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng như trong phối hợp với các đơn vị khác trong nước và quốc tế.

1.2.Mục tiêu cụ thể:

- Phòng thí nghiệm có hệ thống thiết bị hiện đại nhằm kiểm tra, giám sát và cảnh báo sớm một số nhóm chất độc trong thực phẩm và môi trường.

- Phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn chất lượng, kết quả phân tích với độ chính xác cao phục vụ cho các cơ quan quản lý về an toàn thực phẩm và môi trường, đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Hướng tới là phòng thí nghiệm trọng tài giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực môi trường và an toàn thực phẩm.
- Phát triển các hướng nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm như phương pháp phân tích, sự phơi nhiễm và tác động của các chất độc đến sức khỏe con người,...

- Nghiên cứu một số vấn đề cấp bách về an toàn thực phẩm hiện nay như: nghiên cứu phụ gia thay thế một số phụ gia hóa chất hiện nay đang gây hại cho thực phẩm; nghiên cứu những yếu tố độc hại trong môi trường...

- Phát triển dịch vụ khoa học công nghệ cho các cá nhân và tổ chức trong các lĩnh vực liên quan đến thực phẩm và môi trường.
         
          ​2. Nội dung thực hiện

Nhằm đạt được các mục tiêu đề ra và sớm đưa phòng thí nghiệm vào hoạt động có hiệu quả sau khi được phê duyệt, một số nội dung chính cần thực hiện như sau:

Nội dung 1: Cải tạo, sửa chữa và nâng cấp Phòng thí nghiệm:

  • Chuẩn bị mặt bằng;

  • Cải tạo và sửa chữa phòng thí nghiệm, cơ sở hạ tầng (điện, nước, thoát nước, đảm bảo an toàn phòng thí nghiệm, phòng chống cháy nổ, môi trường,...);

Nội dung 2: Trang bị Phòng thí nghiệm:

-Thực hiện mua sắm thiết bị,

-Thực hiện mua sắm dụng cụ, hóa chất và vật tư tiêu hao;

Nội dung 3: Đào tạo cán bộ:

-Đào tạo kỹ thuật viên phân tích;

-Đào tạo cán bộ kỹ thuật chuyên sâu về thiết bị;

-Đào tạo cán bộ quản lý phòng thí nghiệm;

Nội dung 4: Vận hành thử nghiệm:

  • Vận hành chạy thử sau khi lắp đặt (bao gồm các hoạt động thu thập, bảo quản mẫu, xử lý mẫu, phân tích mẫu trên các thiết bị, đánh giá kết quả phân tích, hiệu chuẩn thiết bị, ...);

Nội dung 5: Đăng ký chứng chỉ VILAS và ISO/IEC 17025

  1. Các hạng mục đầu tư

Với yêu cầu về một phòng thí nghiệm về an toàn thực phẩm và môi trường đạt tiêu chuẩn chất lượng, phòng thí nghiệm cần phải xây dựng các phòng chức năng riêng biệt nhằm tránh lây nhiễm chéo trong quá trình xử lý và phân tích mẫu, đảm bảo điều kiện môi trường tối ưu cho sự hoạt động của  các trang thiết bị. Các thiết bị được chia thành các nhóm như sau:

a. Nhóm thiết bị phân tích chính

Là các thiết bị hiện đại, quan trọng nhất trong việc xác định hàm lượng các chất ở dạng vết và siêu vết trong các mẫu thực phẩm và môi trường. Các thiết bị bao gồm: thiết bị sắc ký lỏng với đầu dò chuyên dụng là PDA và FLD, thiết bị sắc ký khí ghép nối khối phổ có bộ không gian hơi (headspace), thiết bị ICP-MS để xác định hàm lượng vết các kim loại trong mẫu, thiết bị đo TOC/TN, thiết bị UV-Vis.

b. Nhóm thiết bị phân tích nhanh để bàn trong phòng thí nghiệm

Dùng để xác định nhanh một số thông số của mẫu như độ pH, độ oxy hòa tan, độ oxy hóa khử.

c. Nhóm thiết bị phục vụ cho công tác lấy mẫu hiện trường

Các thiết bị này phục vụ cho công tác hiện trường bao gồm các thiết bị lấy mẫu khí, khí thải, mẫu thủy sinh, mẫu nước, mẫu đất, trầm tích,...

d. Nhóm thiết bị phụ trợ phân tích hóa học thực phẩm - môi trường

Là các thiết bị không trực tiếp được sử dụng để cho ra các kết quả phân tích song lại rất quan trọng để xử lý, bảo quản mẫu vật như: cân phân tích, tủ bảo quản mẫu, máy lắc, máy ly tâm...

e. Nhóm thiết bị phụ trợ phân tích sinh học thực phẩm - môi trường

Là các thiết bị xử lý mẫu sinh học thực phẩm, chuẩn bị và bảo quản mẫu, xác định các thông số sinh học trong mẫu.

f. Nhóm thiết bị khác

   Các thiết bị như bàn thí nghiệm, điều hòa,...


Một số nhóm thiết bị chính đã được trang bị tiên tiến và hiệu quả

 
STT Tên thiết bị Mục đích
I Nhóm thiết bị phân tích chính
1 Hệ thống sắc ký lỏng ghép nối khối phổ LC/MSn Phân tích thuốc kháng sinh và dư lượng hóa chất sử dụng trong thực phẩm
2 Hệ thống sắc ký khí ghép nối khối phổ (GC/MS/Headspace) Phân tích dư lượng thuốc trừ sâu, PCBs, VOCs,…
3 Hệ thống máy khối phổ phát xạ Plasma (ICP-MS) Phân tích đồng thời các kim loại với độ chính xác cao
4 Hệ thiết bị phân tích TOC/TN Phân tích TOC và tổng Nito
5 Máy đo quang UV-VIS hai chùm tia Sử dụng để phân tích nhiều thông số trong môi trường như NH4+, Photpho, Fe, Mn, NO3-, NO2-, độ màu, Si, Ni, Cr, Cu, Pb, Zn…
II Nhóm thiết bị phân tích nhanh để bàn trong phòng thí nghiệm
6 Thiết bị đo pH/ORP/Nhiệt độ Đo pH/ORP, nhiệt độ
7 Thiết bị phân tích quang phổ tử ngoại khả kiến đo đa chỉ tiêu Đo đa chỉ tiêu theo phương pháp HACH
8 Bộ cuvet hiệu chuẩn Hiệu chuẩn ánh sáng của thiết bị đo quang phổ tử ngoại
9 Bộ hiệu chuẩn máy đo quang UV-VIS Hiệu chuẩn cuvet
10 Máy đo DO để bàn (phân tích BOD) Đo DO để bàn phục vụ phân tích BOD
 

Bình luận

Tin khác