Theo các chuyên gia về vệ sinh an toàn thực phẩm, thực phẩm có thể bị ô nhiễm các kim loại nặng (các kim loại có khối lượng nguyên tử lớn như: chì, asen,kẽm, đồng, thủy ngân, cadmi, crom…) do việc sử dụng các nguyên liệu, phụ gia để sản xuất, chế biến không tinh khiết, có hàm lượng kim loại nặng vượt mức cho phép.

Khi nhiễm vào cơ thể, kim loại nặng tích tụ trong các mô. Cơ thể cũng có cơ chế đào thải, nhưng tốc độ tích tụ lớn hơn gấp nhiều lần. Ở người, kim loại nặng có thể tích tụ vào nội tạng như gan, thận, thần kinh, xương khớp gây nhiều căn bệnh nguy hiểm đặc biệt là bệnh ung thư.

Vì vậy việc điều tra, đánh giá chất lượng nguồn thực phẩm hiện nay là rất quan trọng, một trong những chỉ tiêu để đánh giá là hàm lượng các kim loại nặng

Bộ  Y Tế có ban hành Quyết định 46/2007/QĐ-BYT quy định về giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm và TCVN 8126:2009 xác định chì, cadimi, kẽm, đồng và sắt – Phương pháp quang phổ hấp thu nguyên tử sai khi đã phân hủy bằng vi sóng

QCVN kiểm nghiệm hàm lượng kim loại trong thực phẩm sử dụng phương pháp ICP-MS một loại quang phổ khối có khả năng phát hiện kim loại và một số phi kim loại ở nồng độ thấp như một phần trong 10¹⁵ trên các đồng vị, ngoài ra QCVN còn sử dụng các phương pháp hấp thu nguyên tử AAS, sắc ký khí GC-MS.

QCVN hướng đến các yếu tố bảo vệ môi trường và sức khỏe con người bằng việc dưa ra các kết quả chính xác, đáng tin cậy với chi phí phù hợp được công nhận bởi các cơ quan ban ngành như: Bộ tài nguyên và môi trường, Sở y tế TP.HCM, Cục an toàn thực phẩm – Bộ Y tế.



 

Mọi thông tin xin liên hệ:

PTN trọng điểm về An toàn thực phẩm và Môi trường, Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ
Tầng 5, nhà A28, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Số 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu giấy, Hà Nội.
Thời gian nhận mẫu từ 8h30 đến 11h30 và 13h30 đến 17h30 mỗi ngày từ thứ 2 đến thứ 6
Điện thoại: 024.3791.0212

Hãy cùng chúng tôi tạo nên sự khác biệt về chất lượng và uy tín cho sản phẩm của bạn.

Bình luận

Tin khác