Hiện nay, phần lớn rau an toàn vẫn khó khăn ở khâu tiêu thụ. Ngoài lượng nhỏ cung cấp cho siêu thị, bếp ăn tập thể… còn lại lệ thuộc vào thương lái và các chợ đầu mối khiến giá bấp bênh, khó kiểm soát nguồn gốc. Để rau an toàn có chỗ đứng trên thị trường và khẳng định giá trị là bài toán đang cần lời giải.
PTN trọng điểm về An toàn thực phẩm và Môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, vệ sinh, an toàn thực phẩm, phân tích kiểm nghiệm hóa, hóa lý, vi sinh, thủy, hải sản, nông sản thực phẩm, phân tích Dioxin trong mẫu thực phẩm, môi trường, CRETECH, VAST, food safety, ô nhiễm môi trường, Quan trắc môi trường, chất lượng môi trường, các tác động xấu đối với môi trường, quan trắc giám sát đa chỉ tiêu chất lượng môi trường nước, Quan Trắc Môi Trường Cho Doanh Nghiệp, Lập báo cáo quan trắc giám sát chất lượng môi trường tại Hà Nội và trên Toàn Quốc,  giám sát môi trường, quan trắc giám sát môi trường, giám sát môi trường.
Rau xanh bán tại chợ đầu mối chưa được kiểm soát nguồn gốc.

Số lượng lớn nhưng chưa được kiểm soát

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội, hiện trạng phân phối, tiêu thụ rau trên địa bàn thành phố có 6 hình thức chính: Bán rau trực tiếp cho siêu thị chiếm khoảng 1,5% tổng sản lượng; cửa hàng phân phối bán lẻ rau an toàn chiếm 1,5%; giao theo hợp đồng (nhà hàng, bếp ăn công nhân, trường học...) chiếm 1,8%; các thương lái thu gom chiếm 12,6%; người sản xuất tự bán tại các chợ bán lẻ (chợ dân sinh) chiếm 26,8%; bán buôn tại các chợ đầu mối chiếm 55,8%. Hiện trên địa bàn thành phố có 2 chợ đầu mối nông sản lớn, gồm chợ đầu mối phía Nam (quận Hoàng Mai), trung bình mỗi ngày tiêu thụ 250 tấn rau, củ, quả và chợ đầu mối Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm), tiêu thụ 200 tấn nông sản. Tuy nhiên, hầu hết sản phẩm bán tại chợ đầu mối do thương lái hoặc người dân mang từ các nơi về bán mà chưa có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

Là một trong những chợ đầu mối lớn của thành phố, chợ đầu mối nông sản Minh Khai có khoảng 700 hộ kinh doanh, nhưng chỉ có 200 hộ cố định còn lại là vãng lai. Theo Giám đốc Ban Quản lý chợ Minh Khai Đào Văn Đô, số lượng hàng nhập vào chợ khá lớn, từ 250 đến 300 tấn rau, củ quả/đêm, nhưng trong số này có tới 80% nhập từ các tỉnh, thành phố nên việc kiểm soát an toàn thực phẩm từ gốc rất khó thực hiện vì chợ có... nhiều cổng.

Theo Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội Nguyễn Duy Hồng: Hiện nay, chợ đầu mối ở TP Hồ Chí Minh phân chia thành khu vực ngành hàng rau, quả, thịt, cá với các ki ốt bán buôn, có đường cho xe nhập hàng, lấy hàng đi lại dễ dàng… nên việc kiểm soát nguồn gốc, xuất xứ và số lượng nhập - xuất thuận lợi. Chợ đầu mối ở Hà Nội chủ yếu là nơi bán hàng kiêm đỗ xe của các thương lái nên việc kiểm soát số lượng, chủng loại, nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng hiện gặp nhiều khó khăn. Qua kiểm tra tại một số chợ đầu mối trên địa bàn thành phố, hầu hết các ki ốt không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, tỷ lệ lấy mẫu kiểm tra tại chợ còn chưa triệt để... Bên cạnh đó, việc sử dụng xe kiểm nghiệm an toàn thực phẩm để test nhanh dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đa số phản ánh không đúng thực tế do thuốc bảo vệ thực vật có hàng chục nhóm hóa chất. Việc test nhanh chỉ thực hiện được ở lân hữu cơ và phân magiê cacbonat nhưng 2 nhóm này ít sử dụng trên rau; một số kết quả phân tích đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, nhưng thuốc đó không có giới hạn tối đa cho phép trong văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, gây khó khăn trong việc xử lý vi phạm…

Kiểm soát chất lượng khi đưa vào chợ

Bà Hoàng Thị Hậu, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Xuân (huyện Sóc Sơn) cho rằng: Để lượng rau bán ở chợ đầu mối bảo đảm chất lượng, các đơn vị đưa rau về chợ phải có hợp đồng, cam kết chất lượng sản phẩm rõ ràng, được công khai trên truyền thông hoặc tại khu vực chợ đầu mối. Sản phẩm đưa đến chợ đầu mối phải được sản xuất theo quy trình có chứng nhận và tem truy xuất nguồn gốc. Các chủng loại nông sản phải được phân khu, ô cho mỗi loại sản phẩm, như: Loại củ, quả hay rau ăn lá, gia vị có thể phân theo cấp độ chứng nhận rau hữu cơ, rau an toàn… Ngoài ra, sản phẩm cần được đóng gói hay niêm phong có tem truy xuất nguồn gốc chống nguy cơ bị trà trộn…

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Huy Đăng cho biết: Để quản lý chất lượng an toàn thực phẩm tại chợ nói chung và mặt hàng rau nói riêng, các sở, ngành đang tham mưu cho thành phố hỗ trợ đầu tư, cải tạo sửa chữa cơ sở vật chất các hạng mục phục vụ hoạt động kinh doanh tại chợ đầu mối đã xuống cấp, không bảo đảm an toàn thực phẩm, như: Phân lô rau củ quả riêng biệt đối với từng nhóm ngành hàng tránh lây nhiễm chéo; xây dựng các chợ đầu mối chuyên doanh hoặc tổng hợp bán buôn hàng nông sản gắn liền để thu hút, tập trung tiêu thụ hàng hóa ở các vùng sản xuất tập trung, từ đó tiếp tục phân phối tới các chợ, các kênh lưu thông khác.

Theo ông Nguyễn Huy Đăng, từ nay đến năm 2020, tập trung thực hiện các dự án ưu tiên đầu tư xây dựng 4 chợ đầu mối nông sản tổng hợp cấp vùng tại 4 huyện, thị xã: Mê Linh, Quốc Oai, Phú Xuyên và Sơn Tây; đến năm 2030, sẽ xây dựng 8 chợ đầu mối nông sản tổng hợp cấp vùng và chuyên doanh. Mặt khác, các ngành chức năng cần đẩy mạnh xây dựng, duy trì phát triển mô hình quản lý thực phẩm theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu dùng; quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn tập trung gắn liền với quy hoạch các chợ đầu mối, chợ tổng hợp chuyên doanh nông sản an toàn…

Bình luận

Tin khác