Sử dụng công nghệ blockchain là một chiến lược cho phép theo dõi thực phẩm từ một hệ sinh thái các nhà cung cấp đến các kệ hàng, và sau hết là đến người tiêu dùng.

 


PTN trọng điểm về An toàn thực phẩm và Môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, vệ sinh, an toàn thực phẩm, Giải pháp Blockchain, trong truy xuất nguồn gốc, truy xuất nguồn gốc thịt, truy xuất nguồn gốc hàng hóa, kiểm soát nguồn gốc, tem truy xuất nguồn gốc nông sản, truy xuất nguồn gốc rau, truy xuất nguồn gốc thuốc, DÁN TEM TRUY XUẤT NGUỒN GỐC, truy xuất nguồn gốc cá thu, truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông, lâm, thủy sản, truy xuất nguồn gốc và định danh, phân tích Dioxin trong mẫu thực phẩm, dioxin môi trường, CRETECH, VAST.

Cách mạng sản xuất thực phẩm qua blockchain

Bảo vệ tiêu chuẩn vệ sinh

Blockchain là một cơ sở dữ liệu được phân bổ gổm các khối (block) dữ liệu, từ đó sinh ra tên blockchain (chuỗi khối). Mỗi block gồm một lô được “dán” nhãn thời gian (timestamp) các giao dịch riêng lẻ có hiệu lực, cùng với một mã hash (thông tin đã được băm ra thành một chuỗi ký tự để bảo mật) của khối trước đó, tạo ra sự liên kết giữa hai khối. Hash là một giá trị ngắn hoặc chìa khoá đại diện cho một chuỗi gốc lớn hơn.

Theo tổ chức Y tế thế giới, 10% dân số toàn cầu bị mắc một căn bệnh do thực phẩm gây ra mỗi năm. Hầu hết các bệnh này khó phòng ngừa.Tuy nhiên, thông qua việc sử dụng công nghệ blockchain, nguy cơ mắc các bệnh nói trên có thể giảm thiểu.

Trước khi thực phẩm đến các mâm ở nhà hàng hoặc các quầy kệ tạp hoá, công nghệ blockchain có thể ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm từ các vi trùng như E. coli. Hệ thống này cho phép người mua theo dõi chất lượng nguồn cung thực phẩm, cũng như lịch trình thực phẩm được vận chuyển. Từ đó, các bên liên quan trong chuỗi cung ứng có thể xác định các nguy cơ tiềm ẩn với một vài cú nhấp chuột trên màn hình.

Một hệ thống được blockchain hỗ trợ cho phép theo dõi bằng kỹ thuật số thông tin sản phẩm trong một chuỗi cung ứng thực phẩm, gồm các chi tiết nguồn gốc canh tác, số lô hàng, dữ liệu chế biến và nhà máy, ngày hết hạn và nhiệt độ lưu trữ, cũng như chi tiết ship hàng.

Thông tin thích hợp được lưu lại trong blockchain ở mỗi bước của quá trình hàng hoá chuyển từ các cơ sở cung ứng đến những điểm người tiêu dùng mua hàng. Mỗi một máy tính trong một mạng blockchain phải xác minh thông tin của mỗi một giao dịch riêng lẻ liên tục, và một khi đạt được đồng thuận, điều đó trở thành một “nhật ký” vĩnh viễn không thể thay đổi. Bằng cách này, các ứng dụng blockchain bảo đảm tính chính xác của toàn bộ thông tin liên quan đến chuỗi cung ứng thực phẩm, được lưu trữ trong các mạng của chúng.

Tối ưu hoá sản xuất thực phẩm bằng blockchain

Gạo là lương thực chủ yếu của Đông Nam Á, sản xuất mặt hàng này là động lực chính trong tăng trưởng kinh tế ASEAN. Thông qua việc sử dụng các công nghệ blockchain, các bên liên quan trong chuỗi thực phẩm có thể bổ sung nhanh chóng từ trang trại đến bàn ăn. Nông dân, trong trường hợp này là các nhà sản xuất gạo, có thể bán hàng nhanh hơn và được hoàn trả đối với công sức của họ, vì dữ liệu thị trường có sẵn và luôn phù hợp.Công nghệ blockchain có thể tiêu biểu cho một giải pháp thay thế khả thi đối với nông dân, vốn bị buộc lệ thuộc vào các bảng điểm thị trường để bán hàng của họ.Triển khai blockchain có tiềm năng ngăn ngừa việc áp đặt giá cả, cũng như các thanh toán có tính hồi tố. Ngoài ra, công nghệ blockchain có thể “Uber hoá” ngành thực phẩm bằng cách loại trừ các bên trung gian, đồng thời giảm chi phí giao dịch. Một bước như thế có thể dẫn đến việc định giá công bằng hơn và thậm chí giúp cho các tiểu nông nhỏ lẻ thu hút được sự chú ý của thị trường hơn. Nhờ vậy, họ nắm được lợi ích tiềm năng về cạnh tranh, năng suất, tính bền vững và sự minh bạch của ngành thực phẩm.

Tuy nhiên, sự khó khăn là tạo ra ý thức và thấu đáo hơn công nghệ blockchain, đặc biệt là ở nông thôn.Các chính phủ của vùng cần tạo thuận lợi cho tiến trình ứng dụng kỹ năng giúp các nhà sản xuất thực phẩm học hỏi và làm giàu.

Campuchia, được ADB mệnh danh là “Con hổ mới của nền kinh tế châu Á”, đang đi đúng hướng trong việc xây dựng sự lôi kéo và ứng dụng các công nghệ blockchain trong nước, qua tổ chức hội nghị blockchain toàn cầu ASEAN 2018.

Nói chung, việc sử dụng công nghệ blockchain trong thị trường thực phẩm, đem lại nhiều tác động tích cực. Rõ ràng blockchain không chỉ ứng dụng trong lĩnh vực tài chính, mà còn trong nhiều ngành khác.

Khởi Thức (theaseanpost)
Theo TGTT

Bình luận

Tin khác