I. Quy định chung

  1. Phụ lục này hướng dẫn tóm tắt phương pháp US EPA method 1 nhằm
    hướng dẫn xác định vị trí và số điểm quan trắc khí thải.
  2. Phương pháp này không áp dụng trong các trường hợp sau:
    a) Dòng khí ở chế độ chảy xoáy hay chảy rối;
    b) Ống khói có đường kính nhỏ hơn 0,3 m;
    c) Khoảng cách từ vị trí lấy mẫu đến vị trí thay đổi dòng (cong, nở, thắt…)
    nhỏ hơn 2 lần đường kính theo chiều xuôi dòng khí và nhỏ hơn 0,5 lần đường kính
    ống khói (hoặc ống phóng không) theo chiều ngược dòng khí.
  3. Việc xác định vị trí và số lượng điểm quan trắc đối với các ống khói có
    đường kính nhỏ hơn 0,3 m sử dụng phương pháp US EPA method 1A.
  4. Không lấy mẫu bụi và đo vận tốc khí thải ở điểm giữa (hay tâm) của tiết
    diện ống khói.

II. Thiết bị và dụng cụ

  1. Thước dây, sổ ghi chép, bút chịu nhiệt.
  2. Các loại đồng hồ đo chênh áp, áp kế dạng nghiêng, hình chữ U.

III. Quy trình thực hiện

Vị trí lỗ lấy mẫu và số điểm hút mẫu phụ thuộc vào mục tiêu xác định vận
tốc khí thải, các chất ô nhiễm dạng khí hay bụi.

  1. Xác định vị trí lỗ lấy mẫu
  2.  

a) Nguyên tắc: vị trí lỗ lấy mẫu phải nằm trên mặt phẳng tiết diện của đoạn ống khói thẳng;

b) Cách xác định: vị trí lỗ lấy mẫu nằm trên ống khói dựa vào việc xác định đoạn A, đoạn B, đường kính trong D và thỏa mãn điều kiện: B ≥ 2D và A ≥ 0,5D. Trong trường hợp lý tưởng, vị trí lỗ lấy mẫu thỏa mãn điều kiện: B =8D và A = 2D (Hình 7); Minh họa A, B và D trên Hình 7:

Đoạn A: là đoạn tính từ vị trí có sự thay đổi dòng đến vị trí lấy mẫu
tính theo chiều ngược chiều dòng khí; – Đoạn B: là đoạntính từ vị trí có sự thay
đổi dòng đến vị trí lấy mẫu tính theo chiều xuôi chiều dòng khí;

D: đường kính trong của ống khói tại vị trí lấy mẫu (đối với ống khói
hình chữ nhật, đường kính trong D được tính theo công thức D = 4 x (diện tích
tiết diện/chu vi)).

2. Yêu cầu lỗ lấy mẫu: lỗ lấy mẫu bảo đảm đường kính từ 90 mm đến 110 mm;

a) Đối với ống khói hình tròn: yêu cầu ít nhất 02 lỗ lấy mẫu theo 02
phương vuông góc với nhau; b) Đối với ống khói hình chữ nhật: căn cứ vào tỉ lệ giữa chiều dài,
chiều rộng và số điểm hút mẫu của ống khói để chọn số lỗ lấy mẫu phù hợp
theo phương vuông góc với nhau;
c) Đối với những ống khói có đường kính trong lớn, cần tăng thêm lỗ
lấy mẫu đối xứng nhau để giảm yêu cầu của độ dài cần lấy mẫu.

3. Xác định số điểm hút mẫu

a) Điểm hút mẫu nằm trên tiết diện ngang của ống khói tại vị trí lỗ
lấy mẫu. Tiết diện ngang của ống khói được chia thành những phần bằng nhau
theo 02 phương vuông góc với nhau;
b) Phương pháp xác định số điểm hút mẫu trên tiết diện ngang của
ống khói: dựa trên tỉ lệ giữa đoạn A và đường kính trong D (A/D) hoặc tỉ lệ
giữa đoạn B và đường kính trong D (B/D), chia thành 2 trường hợp:
b.1) Trường hợp 1 – xác định vận tốc khí thải (không bao gồm việc lấy
mẫu bụi): sử dụng Hình 8 để xác định số điểm hút mẫu tối thiểu;

b.1.1) Đối với ống khói hình tròn: chia mặt phẳng lấy mẫu thành những
đường tròn đồng tâm, các điểm hút mẫu được chia đều trên 2 đường kính. Khoảng
cách từ mỗi điểm hút mẫu đến thành trong của ống khói được xác định tại Bảng
dưới.

Khoảng cách từ mỗi điểm hút mẫu đến thành trong của ống khói tròn
(được tính bằng % của đường kính trong của ống khói (%D))


Phân bố 12 điểm hút mẫu đối với ống khói hình tròn

b.1.2) Đối với ống khói hình chữ nhật: số điểm hút mẫu được quy định
tại Bảng 27. Sau khi xác định được số điểm hút mẫu, tiến hành chia tiết
diện ngang ống khói thành các ô bằng nhau và điểm hút mẫu nằm ở tâm
các ô đó.

Ma trận số điểm hút mẫu đối với ống khói hình chữ nhật


Phân bố 12 điểm hút mẫu đối với ống khói hình chữ nhật

b.2) Trường hợp 2 – xác định vận tốc khí thải (bao gồm việc lấy mẫu bụi): sử dụng Hình 11 để xác định số điểm hút mẫu tối thiểu.

Phân bố 12 điểm hút mẫu đối với ống khói hình tròn
Đồ thị lựa chọn số điểm hút mẫu tối thiểu theo phương ngang
(bao gồm lấy mẫu bụi)
b.2.1) Khi vị trí lấy mẫu thỏa mãn trường hợp lý tưởng (nằm trong đoạn 8D
đến 2D), số điểm hút mẫu được chọn như sau:

  • Nếu D > 0,61 m: 12 điểm đối với ống khói hình chữ nhật hoặc hình tròn;
  • Nếu 0,3 m < D < 0,61 m: 8 điểm đối với ống khói hình tròn hoặc 9 điểm
    đối với ống khói hình chữ nhật.
    b.2.2) Để bảo đảm tính ổn định của dòng khí trong ống khói, điểm hút mẫu
    gần nhất tính từ thành ống khói theo phương ngang phải bảo đảm một khoảng cách
    nhất định:
  • Đối với ống khói có D ≥ 0,61m: khoảng cách tối thiểu là 2,5cm; – Đối
    với ống khói có D < 0,61m: khoảng cách tối thiểu là 1,3cm.
    4.Xác định chế độ chảy của dòng khí tại vị trí lấy mẫu: phải xác định trước
    khi đo. Phương pháp xác định như sau: nối ống Pitot hình chữ S vào áp kế, hướng đầu của Pitot vuông góc với tiết diện ngang của ống khói, kiểm tra đồng hồ đo áp
    kế, nếu đồng hồ đo chênh áp hiển thị giá trị thì hệ thống được xác định là kín. Tiến
    hành quay ống Pitot một góc ± 90o
    nếu đồng hồ đo chênh áp hiển thị giá trị thì ở vị
    trí này dòng khí ở chế độ chảy xoáy, điều kiện lấy mẫu tại vị trí đó không bảo đảm
    và cần xác định vị trí khác.

  • 5.Ghi chép biên bản xác định điểm hút mẫu: theo Biểu 1 Phụ lục này

Nguồn: Trích Dự thảo Thông tư Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc môi trường

Bình luận

Tin khác