Làm thế nào để nhận biết đâu là thực phẩm an toàn thực sự vẫn đang là câu hỏi lớn cho người tiêu dùng, khi mà hiện nay thị trường thực phẩm bẩn, kém chất lượng trà trộn ngày càng nhiều, bên cạnh đó những thông tin quảng cáo về những loại thực phẩm an toàn kèm giấy chứng nhận chất lượng nhưng chưa có sự kiểm chứng.

Thực trạng thực phẩm an toàn

Hiện nay việc nhận định thế nào là thực phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đang là một bài toán khó. Với thị trường hàng hóa, thực phẩm bẩn, kém chất lượng, thậm chí giá rẻ đang được bán tràn lan trên thị trường lấn át thực phẩm an toàn, người tiêu dùng khó có thể nhận định được đâu là thực phẩm an toàn. Bên cạnh đó, công nghệ truyền thông, quảng bá rầm rộ với việc dán mã QR, quảng bá có truy xuất nguồn gốc… nhưng khó kiểm tra được độ an toàn thật sự.

Những người tiêu dùng khi mua thực phẩm luôn quan niệm các cửa hàng bán “giá cao” và được quảng bá rầm rộ sẽ là những nơi bán sản phẩm an toàn, nhưng thực chất sản phẩm thế nào thì không thể kiểm chứng được. Từ thực tế, việc truy xuất nguồn gốc thịt heo bằng cách đeo vòng đang được thực hiện, khiến cho người tiêu dùng ngại mua thịt heo ngoài chợ và nghiễm nhiên tin tưởng vào thịt heo được bày bán trong siêu thị, hay như những loại sản phẩm ruốc, giò, nem được làm từ thịt heo, nhưng không ai biết thịt heo đó được xuất xứ từ đâu và truy trình chế biến thế nào.

Đã đến lúc TPAT phải coi như điều hiển nhiên trong cuộc sống hằng ngày

Giải pháp cho thực phẩm an toàn

Con đường sản xuất thực phẩm , làm thực phẩm hữu cơ, thực phẩm sạch an toàn là vô cùng khó khăn. Doanh nghiệp (DN) đầu tư sản xuất thực phẩm an toàn thực sự không nhiều, hàng hóa rất ít, nhưng chính họ không thể đưa hàng phân phối vào các chợ đầu mối vì thương lái không mua. Bởi sản phẩm thương lái cần là đẹp, bắt mắt và giá rẻ chứ không phải bề ngoài không hấp dẫn nhưng giá lại cao.

Trước hết người sản xuất nên lựa chọn quy trình quản trị sản xuất, chi tiết quy trình sản xuất từ đầu vào cho đến đầu ra sản phẩm để tạo sự minh bạch, an tâm cho nhà nhập khẩu cũng như người tiêu dùng. Quan trọng hơn,dù hướng đến thị trường nội địa hay xuất khẩu đều phải nắm bắt tốt thông tin thị trường và thực hiện hoạt động sản xuất hướng đến những tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.

Muốn truy xuất nguồn gốc sản phẩm thì trước hết nhà sản xuất phải minh bạch về thông tin sản phẩm qua tem nhãn, thành phần, hạn sử dụng, tên đơn vị sản xuất… Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm qua tem nhãn đã được áp dụng, khi kiểm tra thì chúng ta sẽ biết sản phẩm nào đạt tiêu chuẩn VietGAP, organic (hữu cơ) hay hàng Việt Nam chất lượng cao. Từ đó người tiêu dùng mới có thể chủ động quét mã để kiểm tra nguồn gốc

Hiện có rất nhiều ngộ nhận trên thị trường, từ phía nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng, là có QR code tức là có truy xuất nguồn gốc, hoặc tem chống hàng giả là truy xuất nguồn gốc. Song mọi công nghệ truy xuất nguồn gốc chỉ là công cụ, vấn đề mấu chốt vẫn là ở khâu sản xuất ra sản phẩm. Vì thế, để người tiêu dùng hiểu và nhận định đúng về sản phẩm, nhà nước, cơ quan truyền thông, hệ thống kinh doanh… cần tăng cường các thông tin chính thống, đúng đắn và dễ hiểu cung cấp cho người tiêu dùng.

Vì vậy, Nhà nước nên xây dựng chuẩn truy xuất nguồn gốc sản phẩm mang tính minh bạch từ nguyên liệu đầu vào. Đã đến lúc TPAT phải coi như điều hiển nhiên trong cuộc sống hằng ngày. Vai trò của các cơ quan quản lý góp phần giúp minh bạch trong sản xuất thực phẩm sạch rất quan trọng.

Nguồn: quatest3

Bình luận

Tin khác