Hiện nay, nhiều cơ sở sản xuất nông sản vẫn chưa mặn mà với việc đăng ký truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm.

75% rau quả tươi của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, tuy nhiên từ đầu năm đến nay, rau quả tươi vào Trung Quốc đang có xu hướng giảm. Theo thống kê 7 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đạt 1,6 tỷ USD, giảm khoảng 8% so với cùng kỳ.

Trước đó, kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường này liên tục ghi nhận sự tăng trưởng ở mức hai con số trong nhiều năm qua. Theo các cơ quan chức năng, một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là do nhiều loại rau, quả chưa đáp ứng được truy xuất nguồn gốc.

Hợp tác xã Tân Minh Đức (Hải Dương) đã làm truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm nông sản của, nhưng hơn 1 năm nay, những chiếc tem truy xuất lại ít khi được người dân sử dụng. Ngoài việc đầu tư hàng chục triệu ban đầu làm truy xuất, việc in tem, công dán tem vào từng quả mướp, từng cân rau… cũng làm giá sản phẩm tăng tới 10%.

Hàng chục năm nay, ông Sơn - chủ HTX Dịch vụ nông nghiệp Lê Lợi (Hải Dương) - trăn trở khi phần lớn đầu ra cho các sản phẩm vẫn trông chờ vào thương lái, giá cả bấp bênh, không xuất khẩu được, hay bán tại các siêu thị trong nước. Theo ông Sơn nguyên nhân chính là không làm được truy xuất nguồn gốc sản phẩm, nhiều xã viên chưa mặn mà, vẫn buôn bán, canh tác theo phương thức truyền thống. Thêm vào đó, việc tích tụ ruộng đất để áp dụng quy trình sản xuất theo VietGAP gặp khó khăn, nên việc truy xuất lại càng xa vời.

Bên cạnh đó, nhiều cơ sở sản xuất còn áp dụng công nghệ thông tin thấp, không muốn sản phẩm bị kiểm soát. Đây là những rào cản lớn khiến người sản xuất vẫn chưa mặn mà với việc đăng ký truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm.

Ngoài việc rau quả tươi của Việt Nam còn chậm trong việc đáp ứng những yêu cầu về truy xuất nguồn gốc của phía bạn, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn còn một nguyên nữa là do từ tháng 6, theo quy định mới của Trung Quốc, tất cả những sản phẩm xuất khẩu vào Trung Quốc phải đi theo đường chính ngạch. Kéo theo đó một số mặt hàng trước đây Việt Nam xuất khẩu tiểu ngạch lớn như: bưởi, sầu riêng, na, chanh leo... đang bị hạn chế, làm giảm kim ngạch sang nước này.

Việc gắn tem QR code truy xuất cho nông sản góp phần minh bạch hóa nguồn gốc, nâng cao giá trị cạnh tranh và được giám sát bởi cơ quan quản lý Nhà nước. Tuy nhiên trên thực tế, việc gắn tem đang gặp nhiều khó khăn do chi phí cao và người dân chưa mặn mà.
 

 Khoai lang Đồng Thái đã được cấp nhãn hiệu tập thể. Ảnh: Đạt Hồng

Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Đan Thê, xã Sơn Đà, huyện Ba Vì hiện canh tác 35ha dưa chuột. Năng suất bình quân đạt từ 1,2 - 1,3 tấn/sào/vụ. Toàn bộ sản phẩm chủ yếu bán cho thương lái hoặc bán lẻ tại các chợ truyền thống, giá cả bấp bênh theo giá thị trường. Giám đốc HTX Đan Thê Trương Quốc Toán cho biết: Mục tiêu của HTX trong thời gian tới là nâng cao chất lượng sản phẩm, chinh phục thị trường khó tính, đưa sản phẩm vào các chuỗi siêu thị. Để làm được việc này, sản phẩm cần được gắn tem truy xuất nguồn gốc, tuy nhiên, hiện nay việc triển khai rất khó khăn, bởi nhiều xã viên chưa mặn mà và vẫn buôn bán, canh tác theo phương thức truyền thống. “Từ trước đến nay tôi đã quen thâm canh theo phương thức truyền thống, giờ phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăm sóc, ghi chép sẽ mất nhiều công sức và thời gian” - chị Trần Thị Sen, xã viên HTX nông nghiệp Đan Thê bộc bạch.
Tương tự, HTX Nông nghiệp Thuần Mỹ, huyện Ba Vì hiện đang canh tác khoảng gần 100ha chuối tiêu hồng, sản phẩm được bán chủ yếu vào dịp Tết Nguyên đán với giá bán khoảng 150.000 - 250.000 đồng/buồng, thu nhập bình quân 10 - 15 triệu đồng/sào. Ngoài ra, HTX đã cùng với một số hộ dân tiến hành sấy chuối dẻo để đa dạng hóa sản phẩm. Tuy nhiên, việc gắn tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm cũng là một vấn đề nan giải. Theo Phó Giám đốc HTX Nông nghiệp Thuần Mỹ Vũ Ngọc Nam: “Điều khó nhất hiện nay là buộc các nhà vườn liên kết ghi chép và lưu trữ hồ sơ trong quá trình sản xuất. Mặt khác, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào thời tiết, nông sản mang tính thời vụ nên việc dán tem QR code không được thường xuyên”.
Chia sẻ về vấn đề này, Trưởng phòng Kinh tế huyện Ba Vì Ngô Vi Khả cho biết: Việc dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm đã được triển khai trên địa bàn huyện 5 năm nay nhưng hiện mới có một số sản phẩm như chè, sữa, miến dong, gà đồi, khoai lang Đồng Thái đã có nhãn QR code. Còn lại rất nhiều sản phẩm nông nghiệp đã có quy hoạch vùng sản xuất nhưng thiếu vốn, các điều kiện để sản xuất theo đúng quy trình.
Hiện nay, việc triển khai dán tem QR code tại các cơ sở sản xuất vẫn còn hàng hoạt vấn đề nảy sinh, nhất là ghi nhật ký sản xuất. Bởi mọi số liệu đều ghi lại bằng tay sau đó nhập thủ công lên máy tính, gần đến ngày thu hoạch, mỗi cơ sở lại phải nhập vào chương trình truy xuất, mất khá nhiều thời gian. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở sản xuất còn áp dụng công nghệ thông tin thấp, ngại tốn kém chi phí khi gắn mã vạch cho sản phẩm, không muốn sản phẩm bị kiểm soát. Đây là những rào cản lớn khiến người sản xuất vẫn chưa mặn mà với việc đăng ký truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm.

Bình luận

Tin khác