Trước thực trạng những yêu cầu càng cao về tình trạng an toàn thực phẩm thì các đòi hỏi truy xuất nguồn gốc chuỗi cung ứng đối với thực phẩm càng ngày càng cấp thiết. Việc ứng dụng truy xuất nguồn gốc thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn toàn cầu đảm bảo truy xuất được việc đáp ứng, yêu cầu của các chứng chỉ cho xuất khẩu. Ngoài ra việc kiểm soát được “Coldchain” hình thành được mức giá phù hợp nhằm tạo điều kiện cho việc xuất khẩu hàng hóa, tiêu thụ.

Việc truy xuất nguồn gốc chuỗi cung ứng nhằm giải quyết các tình trạng cụ thể đối với các mắt xích trong chuỗi cung ứng. Trước tiên, đối với người tiêu dùng cuối cùng muốn truy xuất nguồn gốc của hàng hóa nhằm biết rằng đảm bảo mình mua được hàng hóa đúng chất lượng, tránh mua phải hàng kém chất lượng. Ngoài ra, việc truy xuất nguồn gốc chuỗi cung ứng cũng hỗ trợ trong việc tạo lòng tin với khách hàng từ đó nâng cao doanh số bán hàng. Theo báo cáo của Viện tiếp thị thực phẩm (FMI) cho thấy năm 2018 có đến 75% người tiêu dùng nhiều khả năng chuyển sang một thương hiệu cung cấp thông tin sản phẩm chuyên sâu hơn những gì trên gián nhãn sản phẩm, so với một nghiên cứu tương tự vào năm 2016 chỉ có 39% đồng ý họ sẽ chuyển đổi nhãn hiệu. Điều này đã cho chúng ta thấy người tiêu dùng đang quan tâm đến nguồn gốc chuỗi cung ứng.

Thứ hai, nhằm đảm bảo uy tín cũng như thương hiệu của mình thì các nhà bán lẻ như Walmart, AUCHAN… đã sử dụng công nghệ mới này. Cụ thể, Walmart đã có kế hoạch rõ ràng về lộ trình áp dụng truy xuất bằng Blockchain vào ngày 31/01/2019 cho nhà cung cấp và tiếp đến là cho trang trại dự kiến ngày 31/09/2019. Ngoài ra thì AUCHAIN (Groupe Auchan SA là một tập đoàn bán lẻ quốc tế của Pháp và tập đoàn đa quốc gia có trụ sở tại Croix, Pháp) đã áp dụng Blockchain từ tháng 11/2019. Các hệ thống chuỗi xiêu thị Mỹ, Anh, EU, Hàn Quốc cũng đã áp dụng công nghệ này từ năm 2019.

Thứ ba, nhờ áp dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc chuỗi cung ứng mà từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng một thương hiệu riêng tới tay người tiêu dùng. Bên cạnh đó, việc ứng dụng blockchain cũng giúp nhà sản xuất nông nghiệp giảm phụ thuộc vào thương lái, khâu trung gian, từ đó người sản xuất nông nghiệp có thể mở rộng thị trường tiêu thụ với các sản phẩm nông nghiệp như dưa hấu, vải… Quá trình sản xuất sản phẩm cũng được tối ưu, giảm thất thoát, hư hỏng. Đặc biệt nhất là chứng minh được chất lượng hàng hóa, các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn của khách hàng. Đó là điều cốt lõi tăng giá trị của chuỗi cung ứng.

Cuối cùng là đối với Nhà nước, nhờ áp dụng truy xuất nguồn gốc mà quá trình kiểm soát các chứng chỉ theo yêu cầu của thị trường Việt Nam và Quốc Tế được chuẩn hóa. Việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu quốc gia cũng được phát  huy tối đa hiệu quả. Đặc biệt là các cấp quản lý có đủ nguồn thông tin như vùng sản xuất, sản lượng để cân bằng cung cầu thị trường tránh trường hợp dư thừa hoặc thiếu hụt hàng hóa. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người dân cũng là một điểm sáng của Block Chain.

Hiện tại, trong thời điểm chiến tranh Thương mại Mỹ – Trung đang diễn biến phức tạp và công nghệ truy xuất nguồn gốc hàng hóa đã hỗ trợ quá trình xuất – nhập khẩu và tự vệ trong chiến tranh thương mại tránh các nước khác lợi dụng hàng “Made in VietNam” để tránh thuế từ đó dẫn đến khó khăn trong kiểm soát số lượng hàng hóa và đảm bảo chất lượng thực phẩm.

Việc truy xuất nguồn gốc chuỗi cung ứng đem lại lợi ích cho rất nhiều bên, đầu tiên là người tiêu dùng không chỉ ở Việt Nam và còn trên toàn Thế Giới do được tiếp cận nguồn thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thứ hai là trang trại sản xuất Việt Nam sẽ nâng được tầm giá trị, mở rộng thị trường xuất khẩu, tránh phụ thuộc vào bên thứ ba (thương lái, người trung gian…). Ngoài ra, chuỗi cung ứng Việt Nam và toàn cầu được hiệu quả, các mắt xích phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng giảm chi phí trong toàn chuỗi cung ứng. Cuối cùng là cơ quan Quản lý Nhà nước tại Việt Nam như Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (NNPTNT), Bộ Công Thương, Bộ Y Tế có thể phối hợp để quản lý từ quá trình nuôi trồng đến xuất khẩu và ra thành phẩm đến tay người tiêu dùng nhằm đảm bảo sự thống nhất, hiệu quả.

Hiện nay, hình thức truy xuất nguồn gốc chuỗi cung ứng đang được sử dụng tại Việt Nam và trên Thế Giới có ba loại chính như sau:

Thứ nhất, sử dụng giấy tờ đóng dấu ký tên (ví dụ chứng từ xuất khẩu, Chứng nhận hàng hóa chuỗi an toàn thực phẩm…). Đối với cách làm này là phương thức làm truyền thống và vẫn còn phổ biến. Nhưng nhược điểm của nó là dễ dàng giả mạo chứng từ và khó kiểm soát.

Thứ hai, truy xuất nguồn gốc điện tử ( thay thế chứng từ giấy tờ , đóng dấu ký tên điện tử , dán tem điện tử … ). Cụ thể phương pháp này được áp dụng các công nghệ nhận diện Barcode , QR , RFID , Vòng , Tem …

Thứ ba, truy xuất nguồn gốc điện tử Blockchain ( lưu trữ dữ liệu phân tán, minh bạch, smart contract …). Với phương thức này minh bạch với đối tác từng khâu trong cả quá trình hình thành sản phẩm.

Đối với Việt Nam ngày 18/05/2018 Bộ NNPTNT đã ban hành thông tư 01/VBHN-BNNPTNT 2018  về việc truy xuất nguồn gốc, xử lý thực phẩm bẩn. Trong thông tư đã quy định tại điều 3, truy xuất nguồn gốc thực phẩm:  là khả năng theo dõi, nhận diện được một đơn vị sản phẩm qua từng công đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh. Đối với điều 6 trong nghị định cũng đã quy định rõ nguyên tắc truy xuất nguồn gốc:

  • Cơ sở phải thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc theo nguyên tắc một bước trước-một bước sau để bảo đảm khả năng nhận diện, truy tìm một đơn vị sản phẩm tại các công đoạn xác định của quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm.
  • Thông qua các hệ thống truy xuất nguồn gốc, cơ sở phải đưa ra thông tin cần xác định đã được lưu giữ về cơ sở cung cấp nguyên liệu và cơ sở tiếp nhận sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất của cơ sở.
  •  Sản phẩm sau mỗi công đoạn phải được dán nhãn hoặc được định dạng bằng một phương thức thích hợp để dễ dàng truy xuất nguồn gốc.

Hiện tại thị trường Việt Nam vẫn còn tồn tại ba hình thức truy xuất nguồn gốc thường gặp không đúng với quy định của thông tư  01/VBHN-BNNPTNT 18.5.2018 và không thể thu hồi sản phẩm.

Thứ nhất là mô hình “nhập hồi ký” bằng tay từ Sổ VIETGAP rồi tạo ra QR và dãn lên sản phẩm.

Thứ hai là mô hình “tự khai báo trên mạng”, tự tạo QR và dãn tem truy xuất theo ý muốn. Quy trình này thì người sử dụng đầu tiên là tự khai báo thông tin lên trang web của nhà cung cấp dịch vụ tạo code sau đó in tem dán lên sản phẩm.

Cuối cùng là mô hình “trả tiền dịch vụ lưu trữ thông tin”. Doanh nghiệp trả tiền để nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ nội dung của  QR  code như ý muốn và người dùng phải  đọc  bang ứng dung của   nhà cung cấp dịch  vụ. Kết quả truy xuất giống như nội dung đã trả tiên dịch vụ.

Cả ba hình thức trên đều chưa đúng về truy xuất nguồn gốc theo thông tư. Tại Việt Nam hệ thống ứng dụng Blockchain đầu tiên được Nhà nước công nhận là của công ty TNHH Chế tạo máy và Dịch vụ Công nghệ cao Te (TE-FOOD) đã áp dụng rất thành công.

Văn Thức

Bình luận

Tin khác