Thủy ngân là một kim loại nặng ở dạng lỏng, sáng bóng, màu trắng bạc, di động ở nhiệt độ phòng.

Thủy ngân tồn tại tự nhiên trong lớp vỏ Trái đất và được giải phóng thông qua quá trình khử khí của vỏ Trái đất, phát thải núi lửa và thông qua quá trình bay hơi. Có thể thu được kim loại này bằng cách đun nóng quặng chứa thủy ngân và ngưng tụ hơi.

Thủy ngân: tác hại và cách khử nhiễm - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Thủy ngân được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành điện và trong nhiều dụng cụ như nhiệt kế và áp kế. Thủy ngân đã từng được sử dụng trong lâm sàng, nhưng do độc tính nên việc sử dụng này đang giảm dần. Hầu hết mọi người được tiếp xúc với thủy ngân thông qua chế độ ăn uống và chất trám răng. Thủy ngân không có mùi. Bài viết này chỉ đề cập đến thủy ngân nguyên tố.

Phương pháp phát tán

o Không khí trong nhà: Thủy ngân có thể được giải phóng vào không khí trong nhà dưới dạng khí dung (xịt) hoặc dạng hơi.

o Nước: Thủy ngân có thể có trong nước ô nhiễm.

o Thực phẩm: Thủy ngân có thể có trong thực phẩm ô nhiễm.

o Không khí ngoài trời: Thủy ngân có thể được giải phóng vào không khí ngoài trời dưới dạng khí dung (xịt) hoặc dạng hơi.

o Nông nghiệp: Nếu thủy ngân được thải vào không khí dưới dạng khí dung, nó có thể gây ô nhiễm nông sản. Nếu thủy ngân được giải phóng dưới dạng hơi, rất khó có khả năng gây ô nhiễm cho các sản phẩm nông nghiệp.

Các đường tiếp xúc

Thủy ngân nguyên tố độc hại chủ yếu thông qua việc hít phải hơi thủy ngân. Nó chỉ hấp thụ chậm qua da, mặc dù có thể gây kích ứng da và mắt. Các giọt thủy ngân nguyên tố nhỏ có thể thấm qua tiếp xúc mắt. Nuốt phải thủy ngân không phải là một đường quan trọng của phơi nhiễm cấp tính vì thủy ngân nguyên tố hầu như không hấp thụ qua đường tiêu hóa.

Nguy hiểm hóa chất

o Đun nóng hơi thủy ngân tạo ra oxit thủy ngân, gây kích ứng nhiều đối vói niêm mạc và hơi thủy ngân dễ ảnh hưởng xấu đến phổi.

o Thủy ngân nguyên tố phản ứng với hầu hết các kim loại.

o Thủy ngân nguyên tố phản ứng với nhiều axit.

o Thủy ngân nguyên tố phản ứng mạnh với hỗn hợp carbid natri.

o Thủy ngân phản ứng với các hợp chất acetylenic, amoniac, azide, oxy, chất oxy hóa và halogen.

Nguy cơ cháy nổ

o Phản ứng sinh nhiệt (tỏa nhiệt) dữ dội, có thể gây nổ, xảy ra khi thủy ngân tiếp xúc với chlo dioxid, lithi, rubidi, halogen, hoặc acetylid.

o Thủy ngân và methyl azid gây phóng điện.

o Amoniac và thủy ngân khô nguyên chất không phản ứng ngay cả dưới áp suất và nhiệt độ, nhưng nếu có nước, hợp chất tạo thành có thể phát nổ trong quá trình giảm áp.

o Không có giới hạn trần và sàn cho cháy nổ thủy ngân trong không khí.

Thông tin đối phó với cháy nổ

o Thủy ngân không cháy.

o Bản thân chất này không cháy, nhưng nó có thể phản ứng khi bị đốt nóng, tạo ra hơi ăn mòn và/hoặc độc hại.

o Lửa sẽ tạo ra các khí gây kích ứng, ăn mòn và/hoặc độc.

o Sử dụng chất chữa cháy phù hợp với loại lửa xung quanh.

o Không phun nước trực tiếp vào kim loại nóng.

o Dòng nước chảy ra từ đám cháy có thể gây ô nhiễm đường thủy.

o Nếu tình huống cho phép, kiểm soát và xử lý đúng cách dòng nước chảy ra (nước thải).

Cách ly ban đầu và khoảng cách hoạt động bảo vệ

o Khi có bất kỳ thùng chứa lớn nào nằm trong vào đám cháy, hãy xem xét sơ tán ban đầu trong vòng 500 m theo mọi hướng.

o Khuyến nghị về an toàn công cộng của CDC cách ly khu vực tràn hoặc rò rỉ thủy ngân ngay lập tức trong vòng bán kính ít nhất 50 m.

Nguy hiểm đối với sức khỏe

o Hơi thủy ngân nặng hơn không khí và sẽ đọng lại trong khu vực thông gió kém hoặc vùng trũng thấp.

o Nồng độ độc hại có thể phát triển nhanh chóng ở những khu vực kín, thông gió kém hoặc vùng trũng thấp.

Dấu hiệu/triệu chứng

• Diễn biến thời gian: Các triệu chứng phát triển trong vòng vài giờ sau khi tiếp xúc với thủy ngân.

- Ảnh hương trong thời gian ngắn(dưới 8 giờ) sau khi phơi nhiễm: Phơi nhiễm với nồng độ cao hơi thủy ngân nguyên tố cao gây ảnh hưởng cấp tính đổi với sức khỏe. Các triệu chứng hô hấp là chủ yếu, bao gồm ho và khó thở. Ảnh hưởng ở đường, như vị kim loại, buồn nôn, nôn, tiêu chảy và đau bụng, cũng hay gặp. Ảnh hưởng đối với hệ thần kinh trung ương cũng rất phổ biến, bao gồm đau đầu, yếu và thay đổi thị lực.

– Tiếp xúc mắt: Kích ứng

- Tiếp xúc đường tiêu hóa: Nuốt phải thủy ngân nguyên tố thường không gây độc toàn thân.

- Hít phải: Phơi nhiễm đường hô hấp cấp tính với nồng độ hơi thủy ngân nguyên tố cao có thể gây viêm phổi (viêm phổi do hóa chất), khó thở, đau ngực và ho khan. Ảnh hưởng này có thể được cải thiện hoặc ngược lại, trở nên nặng hơn, dẫn đến tích dịch trong phổi (phù phổi), suy hô hấp và tử vong.Nhiễm độc cấp cũng có thể gây tổn thương thận (đôi khi nghiêm trọng) và suy thận, nhịp tim nhanh và huyết áp cao. Bệnh nhân / nạn nhân có thể thấy có vị kim loại trong miệng, chảy nước bọt, khó nuốt, đau quặn bụng và tiêu chảy. Các tác động của hệ thần kinh trung ương bao gồm đau đầu, yếu và rối loạn thị giác.

- Tiếp xúc ngoài da:

Hiếm gặp phản ứng ngoài da liên quan đến tiếp xúc củai da với chất lỏng hoặc hơi thủy ngân nguyên tố .

o Có thể gặp phát ban hoặc viêm da (viêm da tiếp xúc).

o Tiếp xúc cấp tính với da thường không gây độc toàn thân.

Khử nhiễm

Mục đích của khử nhiễm là làm cho cá nhân và/hoặc trang thiết bị của họ được an toàn bằng cách loại bỏ vật lý các chất độc một cách nhanh chóng và hiệu quả. Cần thận trọng trong quá trình khử nhiễm, vì chất hấp thụ có thể được giải phóng từ quần áo và da dưới dạng khí.

• Hàng lang khử nhiễm: Sau đây là các khuyến nghị để bảo vệ những người ứng phó đầu tiên từ vùng phát thải:

Xác định chiều gió và chiều dốc của điểm nóng.

o Điểm nóng cần bao gồm hai hành lang khử nhiễm. Một hành lang khử nhiễm được sử dụng để đi vào điểm nóng và hành lang còn lại để ra khỏi điểm nóng. Khu vực khử nhiễm để đi ra phải nằm ở đầu hướng gió và trên dốc so với khu vực đi vào vào.

o Công nhân khu vực khử nhiễm cần mặc trang bị bảo hộ cá nhân thích hợp..

o Nên có sẵn dung dịch chất tẩy và nước (có pH ít nhất là 8 nhưng không được quá 10,5) để sử dụng trong các quy trình khử nhiễm. Cần có sẵn bàn chải mềm để loại bỏ ô nhiễm từ trang bị bảo hộ.

o Có sẵn túi polyethylen 6-mil bền và dán nhãn để đựng trang bị cá nhân bị nhiễm.

Khử nhiễm cá nhân: Các phương pháp sau đây có thể được sử dụng để khử nhiễm cho cá nhân:

o Khử nhiễm cho những người ứng phó đầu tiên:

Bắt đầu rửa trang bị bảo hộ cá nhân của những người ứng phó đầu tiên bằng dung dịch xà phòng và nước và bàn chải mềm. Luôn di chuyển theo chiều từ trên xuống dưới (từ đầu đến chân). Hãy chắc chắn cọ rửa tất cả các chỗ, đặc biệt là các nếp gấp của quần áo. Rửa và tráng (sử dụng nước lạnh hoặc nước ấm) cho đến khi chất gây ô nhiễm được loại bỏ hết.

Cởi bỏ đồ bảo hộ cá nhân bằng cách tụt từ trên xuống dưới (từ đầu đến chân) và tránh kéo đồ bảo hộ cá nhân ra khỏi đầu.

Bỏ tất cả đồ bảo hộ cá nhân vào túi polyethylen 6-mil có nhãn.

Khử nhiễm bệnh nhân/nạn nhân:

Đưa bệnh nhân/nạn nhân ra khỏi khu vực bị ô nhiễm và đưa vào hành lang khử nhiễm.

Cởi bỏ tất cả quần áo (ít nhất là tới đồ lót) và bỏ quần áo vào túi polyetylen 6-mil bên có dán nhãn.

Rửa kỹ và tráng sạch (sử dụng nước lạnh hoặc nước ấm) vùng da bị ô nhiễm của bệnh nhân/nạn nhân bằng dung dịch xà phòng và nước. Cẩn thận không làm trầy xước da bệnh nhân/nạn nhân trong quá trình khử nhiễm và che phủ tất cả các vết thương hở.

Bao phủ người bệnh nhân/nạn nhân để tránh sốc và mất nhiệt cơ thể.

Đưa bệnh nhân/nạn nhân đến khu vực có thể điều trị y tế khẩn cấp.

Sơ cứu

• Thông tin chung: Điều trị ban đầu chủ yếu hỗ trợ chức năng hô hấp và tim mạch. Thận trọng khi truyền dịch tĩnh mạch (IV) khi có ứ dịch trong phổi (phù phổi).

• Thuốc giải độc: Không có thuốc giải độc cho độc thủy ngân. Liệu pháp chelat có thể cần thiết ở một số bệnh nhân/nạn nhân sau khi bác sĩ đánh giá.

• Mắt:

Đưa ngay bệnh nhân/nạn nhân ra khỏi nguồn phơi nhiễm.

Rửa mắt ngay lập tức bằng thật nhiều nước ấm trong ít nhất 15 phút.

Tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

• Đường tiêu hóa:

Đưa ngay bệnh nhân/nạn nhân ra khỏi nguồn phơi nhiễm.

Đảm bảo đường thở của bệnh nhân/nạn nhân không bị cản trở.

Không gây nôn (emesis).

Không dùng than hoạt.

Nuốt phải một lượng nhỏ thủy ngân thường không cần điều trị (khử nhiễm).

Nếu cần vận chuyển, chuẩn bị phương tiện vận chuyển trong trường hợp bệnh nhân/nạn nhân bị nôn. Chất nôn có thể chứa thủy ngân nguyên tố có thể gây nhiễm cho phương tiện vận chuyển. Chuẩn bị sẵn máy hút và chuẩn bị thật nhiều khăn và túi nhựa khóa đôi để nhanh chóng lau sạch và cách ly chất nôn. Chỉ nên sử dụng bộ làm sạch thủy ngân chuyên nghiệp với hệ thống chân không khép kín để khử nhiễm phương tiện vận chuyển. Máy hút bụi thông thường có thể làm bay hơi thủy ngân nguyên tố và tăng nồng độ thủy ngân trong không khí.

Đến ngay cơ sở y tế.

• Hít phải:

Đưa ngay bệnh nhân/nạn nhân ra khỏi nguồn phơi nhiễm.

Đánh giá chức năng hô hấp và mạch.

Đảm bảo bệnh nhân/nạn nhân không bị cản trở đường thở.

Nếu có khó thở, cho thở oxy.

Hỗ trợ thông khí khi cần. Luôn sử dụng thiết bị che chắn hoặc thiết bị túi-van-mặt nạ.

Nếu ngừng thở (ngưng thở), tiến hành hô hấp nhân tạo.

Đến cơ sở y tế ngay lập tức.

• Da:

Đưa ngay bệnh nhân/nạn nhân khỏi nguồn phơi nhiễm.

Khử nhiễm cho bệnh nhân/nạn nhân.

Đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Ảnh hưởng lâu dài

• Điều trị y tế: Liệu pháp chelat có thể được xem xét cho bệnh nhân/nạn nhân sau khi tham khảo ý kiến ​​bác sĩ. Tuy nhiên, quyết định dùng chelat cho một bệnh nhân/nạn nhân cụ thể chỉ nên được đưa ra bởi các chuyên gia có kinh nghiệm trong việc sử dụng chelat, tốt nhất là tham khảo ý kiến ​của trung tâm chống độc trong khu vực. Điều trị chelat trở nên kém hiệu quả trong việc giảm mức độ nghiêm trọng của ngộ độc và nguy cơ hậu quả (di chứng) khi thời gian sau khi tiếp xúc tăng lên.

• Ảnh hưởng muộn của phơi nhiễm: Vài ngày sau khi phơi nhiễm ban đầu, các triệu chứng bao gồm tăng tiết nước bọt nhiều, viêm ruột và tổn thương thận. Cũng có thể có các tác động mạn tính trên hệ thần kinh trung ương, là hậu quả của khả năng thủy ngân nguyên tố được hấp thụ vượt qua hàng rào máu não. Tổn thương phổi do thủy ngân cấp tính thường khỏi hoàn toàn, nhưng một số trường hợp có tăng xơ mô phổi rải rác trong phổi, bệnh phổi hạn chế và suy hô hấp mãn tính.

• Ảnh hưởng của phơi nhiễm mạn tính hoặc lặp đi lặp lại: Thủy ngân không được phân loại là chất gây ung thư. Chưa rõ liệu tiếp xúc lâu dài hoặc lặp đi lặp lại với thủy ngân có làm tăng nguy cơ nhiễm độc sinh sản hoặc nhiễm độc phát triển hay không. Phơi nhiễm mãn tính hoặc lặp đi lặp lại với thủy ngân có thể gây ra lệch bội lympho. Rối loạn kinh nguyệt đã được báo cáo ở nữ công nhân thường xuyên tiếp xúc với thủy ngân. Tỷ lệ sảy thai tự nhiên tăng lên đã được báo cáo ở vợ của những nam giới thường xuyên tiếp xúc với thủy ngân.

Thủy ngân được biết là vượt qua hàng rào nhau thai. Tiếp xúc nhiều lần hoặc liên tục với thủy ngân nguyên tố có thể dẫn đến tích tụ thủy ngân trong cơ thể và gây tổn thương vĩnh viễn cho hệ thần kinh và thận. Ảnh hưởng sức khỏe kinh điển của ngộ độc bao gồm ảnh hưởng thần kinh và tâm thần, mất chức năng thận và viêm đường hô hấp trên và họng. Ảnh hưởng thần kinh bao gồm run, lo âu, dễ hoặc thường xuyên thay đổi cảm xúc, hay quên, mất ngủ, chán ăn, mệt mỏi và rối loạn suy nghĩ và vận động.

 

Theo CDC

Bình luận

Tin khác