Dioxin có thể gây teo tuyến ức, thoái hóa tủy xương và mô limphô, do đó gây suy giảm miễn dịch. Khả năng chống virut, vi khuẩn, ký sinh trùng, phòng chống ung thư đều giảm. Đặc biệt, trẻ sơ sinh, trẻ em bị phơi nhiễm dioxin dễ bị thương tổn hệ miễn dịch hơn người lớn.

Dioxin có thể gây teo tuyến ức, thoái hóa tủy xương và mô limphô, do đó gây suy giảm miễn dịch. Khả năng chống virut, vi khuẩn, ký sinh trùng, phòng chống ung thư đều giảm. Đặc biệt, trẻ sơ sinh, trẻ em bị phơi nhiễm dioxin dễ bị thương tổn hệ miễn dịch hơn người lớn.   Theo các nhà nghiên cứu, Dioxin có tính bền vững rất cao, rất ít bị phân hủy và chuyển hóa trong cơ thể. Do đó dioxin tồn lưu rất lâu, trung bình thời gian bán hủy trong cơ thể là 7 - 8 năm. Nơi tích lũy nhiều nhất là ở các cơ quan, tổ chức có nhiều thành phần mỡ như mô mỡ, gan, não, máu, sữa... Do đó không nên ăn phần mỡ của các thịt động vật nghi nhiễm dioxin.                               Hiện nay chưa có biện pháp phục hồi thương tổn hệ miễn dịch khi bị nhiễm độc dioxin một cách chính thức. Thông thường người ta dùng nhiều biện pháp để thải độc nếu dioxin còn tồn lưu trong cơ thể, cắt nguồn phơi nhiễm, hoặc tãng cường miễn dịch bằng các thảo dược, động vật (theo Y học cổ truyền Việt Nam) hay dùng tân dược (nhưng phải có chỉ định của thầy thuốc).  Đối với việc Dioxin có thể chuyển hóa trong cơ thể người hay không? Hiện nay, người ta chưa hiểu rõ về chuyển hóa dioxin ở người. Có nhiều khả năng sự chuyển hóa dioxin không có vai trò quan trọng trong việc đào thải dioxin ra khỏi cơ thể. cần chú ý rằng sự phân hủy dioxin trong cơ thể xảy ra rất chậm. Các sản phẩm phân hủy của dioxin ít gây độc hơn bản thân dioxin. Thời gian trung bình để cơ thể đào thải một nửa lượng dioxin dao động từ 7 đến 8 năm (có thể 12 năm). Dioxin bị đào thải khỏi cơ thể chủ yếu qua phân. Rất ít dioxin bị đào thải qua nước tiểu. Dioxin có thể đào thải qua sữa các bà mẹ cho con bú.  Dioxin còn có tác dụng độc đối với hầu hết các cơ quan trong cơ thể, nhưng chủ yếu là gây các bệnh trên cơ quan hô hấp, trên cơ quan tuần hoàn, trên một số bệnh lý gan, trên cơ quan nội tiết. Đặc biệt trên da thường có ban Chlor, dày sừng, mụn trứng cá, tăng sắc tố và rậm lông. Dioxin còn gây độc với hệ miễn dịch, hệ thần kinh và hệ sinh sản.  Theo phân loại của Tổ chức Nghiên cứu Ung thư quốc tế (IARC), trong các đồng phân của dioxin thì 2,3,7,8TCDD (dioxin) là chất độc nhất, là tác nhân gây ung thư đối với người. Không chỉ là tác nhân gây ung thư, dioxin còn gây suy giảm miễn dịch, tai biến sinh sản, rối loạn phát triển và nhiều tác hại khác đối với con người. Như vậy, Có thể trả lời chắc chắn là có những bệnh do dioxin gây ra. Ngoài ra, dioxin còn tạo điều kiện cho nhiều bệnh khác phát sinh trên cơ thể người bị phơi nhiễm dioxin. Dioxin là chất độc nguy hiểm vì độc tính rất cao và bền vững trong cơ thể gây suy giảm hệ thống miễn dịch, rối loạn hệ nội tiết, rối loạn chuyển hóa, tồn thương vật chất di truyền... Do đó, dioxin gây ra nhiều bệnh đồng thời trên nạn nhân.  Đến nay các nhà khoa học trên thế giới đã xác định có 5 loại bệnh có liên quan chắc chắn với sự phơi nhiễm dioxin:  - Ung thư phần mềm (SoftTissue Sarcoma);  - U Lymphoma ác tính Hodgkin (Lympho Hodgkin);  - U Lymphoma áctính không Hodgkin (Lympho non Hodgkin);  - Bệnh chứng cá do Clo (chloracne);  - Bệnh Leucose dòng Lympho mạn tính (Chronic Lympholeucose).  Những bệnh được xác định có liên quan tới dioxin là:  - Ung thư đường hô hấp (ung thư thanh quản, ung thư phổi, ung thư khí phế quản);  - Ung thư tiền liệt tuyến;  - Bệnh đau tuỷxương (Multiple myeloma);  - Bệnh nứt gai đốt sống (Spina Bifida);  - Bệnh da do rối loạn chuyển hoá Porphyrin (Porphyria cutanea tarda);  - Rối loạn thần kinh ngoại biên;  -Bệnh đái đường;  - Các bất thường sinh sản;  - Các dị dạng bẩm sinh;  - Ung thư gan nguyên phát;  - Bệnh rối loạn tâm thần.   Hà Quảng

Bình luận

Tin khác