Hướng dẫn cách nhận biết nước sinh hoạt bị ô nhiễm

Bạn có biết “nước bẩn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới”. Theo ước tính,mỗi ngày có khoảng 5.000 người chết vì bệnh tật do phát tán từ nguồn nước bẩn. Hiện nay, trên thế giới có tới 3 tỷ người không được tiếp cận nguồn nước an toàn cho sức khỏe. Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, mỗi ngày có đến 900 trẻ em trên thế giới tử vong vì mắc bệnh đường ruột do sử dụng nước bẩn… Theo tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), nước bẩn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Vậy thì làm thế nào để nhận biết được nước sinh hoạt bị ô nhiễm, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

1. Nhận biết nguồn nước nhiễm kim loại nặng

Nước nhiễm chì

Sử dụng nước nhiễm chì gâyra các hiện tượng nôn, hôn mê, co giật, hoặc thậm chí có thể tăng áp lực nội sọ, tổn thương não, nơ ron thần kinh. Nếu độc tố tích tụ lâu dần trong cơ thể gây nên tình trạng loạn chức năng thần kinh. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ có thể khiến cho trẻ bị tăng động, suy giảm nhận thức, giảm trí thông minh.

Nước bị nhiễm chì không thể nhìn thấy bằng mắt thường, nếm hoặc ngửi. Cách duy nhất để biết trong nước có chứa chì hay không là mang nước đi thử nghiệm.

Nước nhiễm sắt

Nước nhiễm sắt ảnh hưởng không hề nhỏ tới sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe của người sử dụng. Vậy thì làm sao để nhận biết được nước nhiễm sắt cũng là một câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Để nhận biết nước nhiễm sắt cũng không quá khó. Dưới đây là vài cách bạn có thể sử dụng để nhận biết nước nhiễm sắt:

-Nhận biết qua Mùi vị:Sắt hòa tan trong nước là sắt 2 (Fe2+) sẽ gây cho nước có mùi tanh rất khó chịu

Nhận biết nước nhiễm sắt qua vật dụng bị rỉ

-Nhận biết qua màu sắc: Nước nhiễm sắt thường vẫn trong khi vừa bơm lên bể chứa, khi để một thời gian trong không khí thì sắt 2 (Fe2+) sẽ chuyển hóa thành sắt 3 (Fe3+) kết tủa tạo màu đỏ nâu làm nước bị đục.

-Nhận biết qua vật dụng thường dùng trong nhà: Nước nhiễm sắt sẽ làm cho quần áo bị ố vàng, sàn nhà, các dụng cụ bị ố màu nâu đỏ. Các dụng cụ bằng kim loại có thể bị rỉ do nguồn nước này.

-Nhận biết qua bữa ăn: Nước nhiễm sắt làm cho món ăn bị mất mùi vị tự nhiên, ăn không ngon.Dùng nấu cơm sẽ làm cơm có màu xám, mùi vị khó ăn. Nếu dùng nguồn nước bị nhiễm sắt dùng pha trà sẽ làm mất hương vị của trà.

Nhận biết nước nhiễm Mangan 

Lượng Mn hấp thu vào cơ thể cao có thể gây độc với phổi, hệ thần kinh, thận và tim mạch, gây biến chứng xấu cho sức khỏe người dùng.

Sử dụng nguồn nước nhiễm mangan gây ảnh hưởng xấu đến phổi, hệ thần kinh, thận và tim mạch. Nước nhiễm Mangan có thể làm giảm khả năng nói, giảm trí nhớ, giảm khả năng vận động và ảnh hưởng rất lớn đến mắt. Lâu ngày có thể dẫn đến triệu chứng thần kinh không bình thường, dáng đi và ngôn ngữ bất thường. 

Mangan là một kim loại màu trắng bạc và tồn tại trong nước ở dạng ion (Mn2+). Nước nhiễm Mangan thường có có mùi tanh, đục, có màu vàng và thường tạo lớp cặn đen đóng bám vào thành và đáy dụng cụ chứa nước. Mangan tồn tại trong nước ở hàm lượng cao (từ 1-5mg/lít) sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến một số cơ quan trong cơ thể, làm suy giảm sức khỏe người dùng.

Nước nhiễm asen

Tương tự như nước nhiễm chì, nước nhiễm asen không thể nhận biết được qua cảm quan. Kể cả nước có cảm giác sạch vẫn có thể chứa chất độc này. Việc đun sôi và lọc vi trùng cũng không loại được asen, mangan và một số kim loại nặng khác.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, lượng asen trong nước dưới 10 ppb được coi là an toàn cho sức khỏe người sử dụng. Để biết chính xác nước sinh hoạt trong gia đình có nhiễm asen hay không, các hộ gia đình có thể mang mẫu nước đến kiểm tra trực tiếp tại Viện Công nghệ môi trường hoặc các Trung tâm công nghệ môi trường, hoặc các đơn vị phân tích.

2. Cách nhận biết nước sinh hoạt bị nhiễm Amoni, Clo

Amoni trong nước nếu vượt quá 20mg/l sẽ khiến cho nước có mùi khai giống như mùi nước tiểu. Dưới mức này thì khó có thể nhận biết được nước nhiễm amoni vì màu sắc và mùi vị của nước gần như không đổi. Tuy nhiên, nếu sử dụng nước nhiễm amoni để luộc thịt, sẽ thấy thịt khi chín  vẫn còn màu đỏ, trông như thịt luộc chưa chín. Amoni là loại chất không độc, nhưng nếu nó có trong nước sẽ bị chuyển hóa thành Nitri. Nitri dưới tác dụng của cơ số chất khác trong dạ dày, nó sẽ làm chức năng khử và tẩy rửa dạ dày, đường ruột, phá vỡ cấu trúc hồng cầu và cấu trúc da cho dù hàm lượng của Nitri chỉ ở mức rất nhỏ.

Clo là ở nhiệt độ phòng tồn tại ở chất khí. Clo được dùng để khử trùng nước hiệu quả. Nước nhiễm Clo có mùi nồng nặc rất đặc trưng. Sử dụng nước nhiễm Clo nặng sẽ gây hại trực tiếp đến sức khỏe, gây ra tình trạng hen suyễn, bệnh về da, viêm kết mạc mắt, và ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

3. Cách nhận biết nước cứng ( nước nhiễm Canxi)

Nước nhiễm canxi thường trong, tuy nhiên, uống sẽ hơi ngang và khó uống. Một cách đơn giản để bạn phân biệt nước cứng và nước mềm đó là sử dụng xà phòng giặt. Khi cho xà phòng giặt vào 2 loại nước này, nếu bên nào không tạo nhiều bọt và có cặn trắng thì đó là nước cứng.

Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra bằng cách sử dụng ấm đun nước. Nếu sau một thời gian sử dụng, bạn thấy có cặn trắng đọng lại dưới đáy ấm thì nước bạn đang sử dụng là nước cứng. Lớp cặn trắng này sẽ khiến khả năng dẫn nhiệt bị giảm và gây tốn nhiên liệu khi đun nấu.

Nhận biết nước cứng qua cặn bám trên các dụng cụ trong nhà

Một cách thử khác là nhìn vào vòi nước hay vòi hoa sen trong gia đình. Nước cứng sẽ khiến vòi nước bị gỉ sét hoặc đọng lại cặn trắng. Điều này gây hư hại cho vòi nước. Nếu sử dụng lâu dài còn có thể khiến tắc đường ống dẫn nước.

Nước ô nhiễm gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống của người dân. Nước ô nhiễm là nguyên nhân chính và hàng đầu dẫn đến tử vong trên toàn thế giới. Để loại bỏ các chất gây ô nhiễm có trong nguồn nước


Tag: nước nhiễm bẩn nước nhiễm sắt nước nhiễm asen nước nhiễm chì nước nhiễm clo nước nhiễm canxi nước nhiễm mangan nước nhiễm amoni nước cứng nhận biết nước nhiễm bẩn nhận biết nước nhiễm sắt nhận biết nước nhiễm canxi nhận biết nước nhiễm asen nhận biết nước nhiễm chì hận biết nước nhiễm clo nhận biết nước nhiễm mangan nhận biết nước nhiễm amoni nhận biết nước cứng

 
 

Nếu bạn đang băn khoăn trong việc lựa chọn các chỉ tiêu xét nghiệm nước ? Hãy liên lạc ngay với chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí cho bạn:

PTN trọng điểm về An toàn thực phẩm và Môi trường là đơn vị có PTN đạt chuẩn ISO 17025:2017. Phân tích đầy đủ các chỉ tiêu vi sinh và các loại vi khuẩn, kim loại nặng có trong mẫu nước ăn uống, nước sinh hoạt với mã số được công nhận VILAS 809.
PTN trọng điểm về An toàn thực phẩm và Môi trường là đơn vị đủ điều kiện quan trắc và phân tích các chỉ tiêu môi trường, do Bộ Tài Nguyên và môi trường cấp với mã số VIMCERTS 229.
PTN trọng điểm về An toàn thực phẩm và Môi trường là đơn vị được công nhận cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm với mã số 53/2018/BYT-KNTP.

 

Để biết thêm thông tin chi tiết và được hỗ trợ tối đa về những thắc mắc cũng như nhu cầu của quý khách về phân tích, kiểm nghiệm chất lượng nước, thực phẩm, quan trắc môi trường, hãy liên hệ ngay cho PTN trọng điểm về An toàn thực phẩm và Môi trường theo thông tin bên dưới để được tư vấn MIỄN PHÍ.
 

Mọi thông tin xin liên hệ:

PTN trọng điểm về An toàn thực phẩm và Môi trường
Tầng 5, nhà A28, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Số 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu giấy, Hà Nội.
Thời gian nhận mẫu từ 8h30 đến 11h30 và 13h30 đến 17h30 mỗi ngày từ thứ 2 đến thứ 6
Hotline: 0918.291.902 - 024.3791.0212

Tags: Xét nghiệm nước ở đâu ? Địa chỉ xét nghiệm nước uy tín tại Hà Nội, Xét nghiệm nước sinh hoạt ô nhiễm, kiểm tra chất lượng nước ở đâu, kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt, Nên xét nghiệm nước ở đâu, Tại Hà Nội có những nơi nào xét nghiệm nước, Vậy xét nghiệm nước sinh hoạt ở đâu chuẩn nhất hiện nay để biết được nguồn nước nhà bạn đang an toàn, Địa chỉ xét nghiệm nước uy tín tại Hà Nội, địa chỉ xét nghiệm mẫu nước cho gia đình bạn tại Hà Nội, Trước tình trạng nguồn nước đang bị ô nhiễm trầm trọng, đặc biệt là ở những quận huyện tại Hà Nội, Xét nghiệm nước sinh hoạt ở đâu tại Hà Nội, Dưới đây sẽ là một vài nơi xét nghiệm nước sinh hoạt ở Hà Nội, Nhận kết quả xét nghiệm nước, Xét nghiệm nước khu vực Quận Đống Đa, Thanh Xuân, Từ Liêm, Ba Đình, Hà Đông, Cầu Giấy, địa chỉ xét nghiệm mẫu nước uy tín, Số 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội, Lấy mẫu xét nghiệm Tại Hà Nội, bạn có thể mang mẫu nước tới xét nghiệm tại, Địa chỉ xét nghiệm nước uy tín tại Hà Nội, lấy mẫu xét nghiệm BOD, vi sinh, nitrat, Tại Hà Nội, bạn có thể lấy mẫu nước để kiểm tra, xét nghiệm asen miễn phí nước sinh hoạt ở Hà Nội, Xét nghiệm nước sinh hoạt ở đâu, bao lâu, Nếu bạn ở Hà Nội thì có thể tới các địa chỉ sau, Xét nghiệm nước sinh hoạt ở đâu tại Hà Nội, ở đâu xét nghiệm mẫu nước sinh hoạt, ở Hà Nội, Bảng Giá Xét Nghiệm Nước Theo QCVN BYT.
Tags: quan trắc môi trường định kỳ khu vực Quận Đống Đa, Thanh Xuân, Từ Liêm, Ba Đình, Hà Đông, Cầu Giấy, địa chỉ xét nghiệm mẫu nước uy tín, Số 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội, bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, Hướng dẫn lập quan trắc môi trường định kỳ cho doanh nghiệp, báo cáo về chất lượng môi trường, với tần suất định kỳ theo quy định, quan trắc môi trường lao động, quan trắc môi trường làm việc, môi trường. Quan trắc môi trường là gì? Các quy định về quan trắc... Môi trường là gì? Lập báo cáo quan trắc giám sát chất lượng môi trường tại Hà Nội và trên Toàn Quốc. ... giám sát môi trường, quan trắc giám sát môi trường, giám sát môi trường.
#kiemnghiemthucpham #kiemnghiemnuocsinhhoat #kiemnghiemnuoc #nuocsinhhoat #onhiemnuoc 
#nuocban #nuoctam #treem #kiemnghiemnuocchotruonghoc #kiemnghiemnuocanuong
#quantracmoitruong #giamdinh #QuanTracGiaRe #QuanTracTuDong #QuanTracnhanh 
#Quantrackhithai #Tuvanmoitruong #phantichmoitruong #quantracdinhky

Bình luận

Tin khác