Dioxin là một loại chất cực độc, với liều lượng rất thấp cỡ 14 - 37 phần tỷ miligam trên 1 kg thể trọng trong 1 ngày (24 giờ) đã gây tác hại đối với con người. Vì vậy, năm 1998, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), với hệ số an toàn bằng 10, quy định liều phơi nhiễm cho phép là 1 - 4 phần tỷ miligam trên 1 kg thể trọng trong thời gian ngày (24 giờ).

Dioxin là một loại chất cực độc, với liều lượng rất thấp cỡ 14 - 37 phần tỷ miligam trên 1 kg thể trọng trong 1 ngày (24 giờ) đã gây tác hại đối với con người. Vì vậy, năm 1998, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), với hệ số an toàn bằng 10, quy định liều phơi nhiễm cho phép là 1 - 4 phần tỷ miligam trên 1 kg thể trọng trong thời gian ngày (24 giờ).    Chất dioxin gây dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ.  Dioxin là một chất rắn có các tính chất sau: Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao; có áp suất hơi rất thấp; hầu như không tan trong nước (kị nước), tan tốt trong mỡ (ái mỡ) và các dung môi hữu cơ khác; có độ bền nhiệt rất cao, chỉ bị phân hủy hoàn toàn ở nhiệt độ trên 1.200 °C; không bị axit đặc cũng như kiềm đặc phân hủy; có khả năng bám dính tốt trên bề mặt các vật thể.  Dioxin tồn tại trong môi trường dưới các dạng, gồm: Trong không khí: nồng độ dioxin rất thấp, nó bám vào các hạt bụi lơ lửng và di chuyển theo chiều gió, phát tán đi các nơi, nồng độ bị loãng dần;  Trong nước: vì hầu như không tan trong nước, nên nồng độ dioxin trong nước rất thấp, trong nước dioxin bám vào các hạt đất, bùn lơ lửng hay bám trên bề mặt các bộ phận thực vật như rễ bèo, rễ rau muống nước, củ sen...;  Trong đất và trầm tích: dioxin bám rất chắc vào mùn hữu cơ có trong đất và trầm tích (thường gọi là bùn sông, ao, hồ, biển);  Một đặc điểm rất quan trọng của dioxin là tích tụ nhiều vào các loài động vật sống dưới nước, nhất là cá. Nồng độ dioxin trong cá có thể gấp hàng trăm nghìn lần hoặc cao hơn nữa so với nồng độ dioxin trong môi trường sống của chúng  Ảnh hưởng của dioxin đối với con người phụ thuộc vào các yếu tố quan trọng sau: liều phơi nhiễm, thời gian phơi nhiễm, độ tuổi (trẻ con, bào thai là những đối tượng nhạy cảm nhất đối với dioxin), cơ địa của người bị phơi nhiễm, chế độ và khẩu phần ăn (chủ yếu là thực phẩm động vật).  Liều gây ung thư gan đối với chuột là 210 phần tỷ miligam trên 1 kg thể trọng trong 1 ngày (24 giờ).  Liều gây chết một nửa số động vật thí nghiệm (kí hiệu là LD50) đối với khỉ là 70 phần nghìn mg trên 1 kg thể trọng.  Dioxin tồn tại trong môi trường, con người và động vật rất lâu với thời gian rất khác nhau. Thời gian để suy giảm một nửa lượng dioxin bị nhiễm ban đầu (gọi là thời gian bán phân hủy, được ký hiệu là T1/2) trong các đối tượng như sau: Trong không khí: 12 ngày; nước: 5 tháng: đất: 9-12 năm; đất lớp dưới mặt: 100 năm; trầm tích: 100 năm; trong cơ thể 7-12 năm; trong chim cốc: 43 ngày; chuột nhắc: 12 ngày; chuột cống: 20 ngày; chuột lang: 90 ngày…  Mặc dù dioxin khá bền vững, nhưng do tác động của điều kiện khí hậu nhiệt đới ở nước ta (ánh sáng mặt trời, độ ẩm...), dioxin vẫn bị phân hủy dần theo thời gian. Song chủ yếu là do mưa lũ nhiều năm đã cuốn trôi dioxin có trong các chất diệt cỏ ra sông rồi ra biển, nên hiện nay hàm lượng dioxin ở những vùng bị phun rải các chất diệt cỏ còn rất thấp, dưới nồng độ nguy hiểm đối với môi trường. Do đó không còn đáng lo ngại về dioxin trong môi trường ở những vùng đó.

Chất dioxin gây dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ.

Dioxin là một chất rắn có các tính chất sau: Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao; có áp suất hơi rất thấp; hầu như không tan trong nước (kị nước), tan tốt trong mỡ (ái mỡ) và các dung môi hữu cơ khác; có độ bền nhiệt rất cao, chỉ bị phân hủy hoàn toàn ở nhiệt độ trên 1.200 °C; không bị axit đặc cũng như kiềm đặc phân hủy; có khả năng bám dính tốt trên bề mặt các vật thể.

Dioxin tồn tại trong môi trường dưới các dạng, gồm: Trong không khí: nồng độ dioxin rất thấp, nó bám vào các hạt bụi lơ lửng và di chuyển theo chiều gió, phát tán đi các nơi, nồng độ bị loãng dần;

Trong nước: vì hầu như không tan trong nước, nên nồng độ dioxin trong nước rất thấp, trong nước dioxin bám vào các hạt đất, bùn lơ lửng hay bám trên bề mặt các bộ phận thực vật như rễ bèo, rễ rau muống nước, củ sen...;

Trong đất và trầm tích: dioxin bám rất chắc vào mùn hữu cơ có trong đất và trầm tích (thường gọi là bùn sông, ao, hồ, biển);

Một đặc điểm rất quan trọng của dioxin là tích tụ nhiều vào các loài động vật sống dưới nước, nhất là cá. Nồng độ dioxin trong cá có thể gấp hàng trăm nghìn lần hoặc cao hơn nữa so với nồng độ dioxin trong môi trường sống của chúng

Ảnh hưởng của dioxin đối với con người phụ thuộc vào các yếu tố quan trọng sau: liều phơi nhiễm, thời gian phơi nhiễm, độ tuổi (trẻ con, bào thai là những đối tượng nhạy cảm nhất đối với dioxin), cơ địa của người bị phơi nhiễm, chế độ và khẩu phần ăn (chủ yếu là thực phẩm động vật).

Liều gây ung thư gan đối với chuột là 210 phần tỷ miligam trên 1 kg thể trọng trong 1 ngày (24 giờ).

Liều gây chết một nửa số động vật thí nghiệm (kí hiệu là LD50) đối với khỉ là 70 phần nghìn mg trên 1 kg thể trọng.

Dioxin tồn tại trong môi trường, con người và động vật rất lâu với thời gian rất khác nhau. Thời gian để suy giảm một nửa lượng dioxin bị nhiễm ban đầu (gọi là thời gian bán phân hủy, được ký hiệu là T1/2) trong các đối tượng như sau: Trong không khí: 12 ngày; nước: 5 tháng: đất: 9-12 năm; đất lớp dưới mặt: 100 năm; trầm tích: 100 năm; trong cơ thể 7-12 năm; trong chim cốc: 43 ngày; chuột nhắc: 12 ngày; chuột cống: 20 ngày; chuột lang: 90 ngày…

Mặc dù dioxin khá bền vững, nhưng do tác động của điều kiện khí hậu nhiệt đới ở nước ta (ánh sáng mặt trời, độ ẩm...), dioxin vẫn bị phân hủy dần theo thời gian. Song chủ yếu là do mưa lũ nhiều năm đã cuốn trôi dioxin có trong các chất diệt cỏ ra sông rồi ra biển, nên hiện nay hàm lượng dioxin ở những vùng bị phun rải các chất diệt cỏ còn rất thấp, dưới nồng độ nguy hiểm đối với môi trường. Do đó không còn đáng lo ngại về dioxin trong môi trường ở những vùng đó.

Bình luận

Tin khác