Theo kết quả Hội thảo tại Học viện Quân y, từ năm 1961 đến năm 1971, Mỹ phun rải khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học xuống ¼ diện tích miền Nam Việt Nam. Khoảng 65% lượng chất diệt cỏ được sử dụng giữa năm 1965 và 1970 là chất da cam (agent orange). Chiến tranh hóa học do Mỹ gây ra đối với nhân dân Việt Nam không những có ảnh hưởng tức thời, mang tính hủy diệt mà còn để lại hậu quả lâu dài đối với sức khỏe của con người Việt Nam.

Theo kết quả Hội thảo tại Học viện Quân y, từ năm 1961 đến năm 1971, Mỹ phun rải khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học xuống ¼ diện tích miền Nam Việt Nam. Khoảng 65% lượng chất diệt cỏ được sử dụng giữa năm 1965 và 1970 là chất da cam (agent orange). Chiến tranh hóa học do Mỹ gây ra đối với nhân dân Việt Nam không những có ảnh hưởng tức thời, mang tính hủy diệt mà còn để lại hậu quả lâu dài đối với sức khỏe của con người Việt Nam. Kết quả hình ảnh cho rải chất độc hóa học  Ảnh hưởng của dioxin lên một số bệnh tật  Tác động của dioxin lên sức khỏe con người không mang tính đặc hiệu, mà có thể ảnh hưởng tới nhiều hệ cơ quan trong cơ thể: hệ miễn dịch, hệ nội tiết, hệ thần kinh, sức khỏe tâm thần, sức khỏe sinh sản, rối loạn chuyển hóa và các bệnh lý ung thư.  Từ năm 1994, Viện Y học Hoa Kỳ đã tổng hợp, phân tích tất cả nghiên cứu trên thế giới về ảnh hưởng dioxin lên sức khỏe con người và đưa ra báo cáo tổng hợp về các bệnh liên quan đến phơi nhiễm dioxin với mức độ khác nhau. Báo cáo được cập nhật 2 năm một lần dựa trên những kết quả nghiên cứu mới. Hiện nay, các nhóm bệnh có mối liên quan với dioxin bao gồm:  - Mức 1: bệnh có bằng chứng chính xác về mối liên quan (tổng số có 5 bệnh, trong đó 4 bệnh ung thư tổ chức mềm).  - Mức 2: bệnh có bằng chứng mang tính chất gợi ý có liên quan (tổng số có 7 bệnh, trong đó có 3 bệnh ung thư).  - Mức 3: bệnh có bằng chứng không đầy đủ để xác định có liên quan hay không (tổng số 26 bệnh, trong đó 11 bệnh ung thư).  - Mức 4: bệnh có bằng chứng hạn chế hay gợi ý không liên quan (gồm 2 nhóm bệnh ung thư).  Tại Việt Nam, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT ngày 20 tháng 02 năm 2008 về danh mục 17 bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học/dioxin, gồm: Ung thư phần mềm; u lympho không Hodgkin, u lympho Hodgkin, ung thư phế quản - phổi, ung thư khí quản, ung thư thanh quản, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư gan nguyên phát, bệnh đa u tủy xương ác tính, bệnh thần kinh ngoại biên cấp tính và bán cấp tính, tật gai sống chẻ đôi, bệnh trứng cá do clo, bệnh đái tháo đường tuýp 2, bệnh Porphyrin xuất hiện chậm, các bất thường sinh sản, các dị dạng, dị tật bẩm sinh (đối với con của người bị nhiễm chất độc hóa học/dioxin), rối loạn tâm thần.  Ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ em  Trẻ em là đối tượng nhạy cảm nhất trước các tác động của chất độc môi trường, trong đó có dioxin. Đặc biệt trong giai đoạn bào thai, những tác động đó có thể tồn tại và kéo dài nhiều năm sau khi đứa trẻ được sinh ra.  Tại Việt Nam, từ năm 2008, dưới sự hợp tác giữa Đại học Y khoa Kanazawa, Nhật Bản và Học viện Quân y, GS Muneko Nishijo đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của dioxin lên trẻ em sinh sống quanh sân bay Đà Nẵng và Biên Hòa. Nghiên cứu tiến hành qua nhiều năm theo tiến trình phát triển của trẻ nhỏ: từ khi sinh ra, thời điểm 1 tháng và 4 tháng tuổi, thời điểm 1 năm, 3 năm, 5 năm và 8 năm. Tại các thời điểm khảo sát, phơi nhiễm dioxin ở trẻ em ảnh hưởng đến phát triển thể lực và thần kinh của trẻ như: khả năng nhận thức, ngôn ngữ, vận động, hành vi giao tiếp xã hội, xu hướng tự kỷ và khả năng học tập ở cấp tiểu học. Kết quả nghiên cứu đã được đăng tải trên các tạp chí uy tín trên thế giới.  Ảnh hưởng lên hệ nội tiết  Từ năm 2007, GS Kido và CS thuộc Đại học Kanazawa, Nhật Bản phối hợp với Trường Đại học Y Hà Nội đã triển khai một nghiên cứu đánh giá tác động của phơi nhiễm dioxin lên biến đổi hormon ở các cặp bà mẹ - em bé và nam giới sinh sống quanh sân bay Phù Cát và Biên Hòa. Kết quả cho thấy có mối liên quan giữa nồng độ dioxin với hormon tuyến thượng thận, như gây rối loạn đến androgen thượng thận, ảnh hưởng đến quá trình sinh tổng hợp hormon steroid.  Năm 2014, tác giả Phạm Thế Tài cùng cộng sự tại Học viện Quân y đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của phơi nhiễm dioxin lên nồng độ hormon trong cơ thể của đối tượng đang sinh sống tại gần sân bay Biên Hòa. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phơi nhiễm dioxin có xu hướng làm giảm nồng độ testosteron và tăng nồng độ prolactin ở nam giới.  Ảnh hưởng lên sức khỏe sinh sản, dị tật bẩm sinh  Dị tật bẩm sinh và tai biến sinh sản là những vấn đề phức tạp nhất khi bàn về hậu quả của chất da cam ở người, đồng thời là chủ đề gây rất nhiều tranh cãi. Dị tật bẩm sinh do nhiều yếu tố khác nhau gây ra, trong nhiều trường hợp, bác sĩ và các nhà nghiên cứu y khoa không thể xác định được nguyên nhân cụ thể. Có rất nhiều loại hình và mức độ dị tật bẩm sinh, gây ra gánh nặng về thể chất, tâm lý và kinh tế cho những cá nhân bị ảnh hưởng, cho gia đình họ cũng như cho xã hội.   Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng là một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên về phơi nhiễm dioxin và dị tật bẩm sinh ở Việt Nam. Trong giai đoạn từ 1965 - 1967, bác sĩ Phượng đã thu thập dữ liệu về tai biến sinh sản và dị tật bẩm sinh tại Bến Tre và nhận thấy, tỷ lệ dị tật bẩm sinh ở địa bàn khảo sát tại Bến Tre cao gấp 4-5 lần so với số lượng dị tật bẩm sinh trên địa bàn đối chứng là TP Hồ Chí Minh. Trong một nghiên cứu tiếp theo, tác giả phát hiện thấy những phụ nữ sinh vào những năm 1965-1966 - thời kỳ đỉnh điểm của chiến dịch phun rải chất diệt cỏ tại miền Nam, có tỷ lệ tai biến sinh sản và con bị dị tật cao hơn nhiều so với những phụ nữ sinh năm 1955-1956 (trước chiến dịch phun rải chất diệt cỏ).  Tại Học viện Quân y, từ 1996 đến 1999, tác giả Nguyễn Văn Nguyên và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu về dị tật bẩm sinh ở các địa bàn dân cư xung quanh những điểm nóng dioxin tại Biên Hòa, Đà Nẵng và Phù Cát, so sánh với một địa bàn đối chứng là Hà Đông. Năm 2005, nhóm Lê Bách Quang và Đoàn Huy Hậu đã khảo sát 28.817 gia đình cựu chiến binh có tiền sử phơi nhiễm chất da cam, so sánh họ với 19.076 gia đình cựu chiến binh không có tiền sử phơi nhiễm chất da cam. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa tỷ lệ trẻ sinh ra có dị tật bẩm sinh là con của cựu chiến binh từng bị phơi nhiễm chất da cam so với con của người không bị phơi nhiễm.  Ảnh hưởng của dioxin lên hệ gen  Những thập kỷ gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của sinh học phân tử và công nghệ gen, các nghiên cứu khoa học đã và đang làm sáng tỏ được nhiều vấn đề trong cơ chế phân tử của tác động tức thời (trực tiếp) cũng như hậu quả lâu dài tiếp theo (gián tiếp) dioxin với cấu trúc và chức năng gen và sản phẩm của chúng (protein/enzyme). Có thể phân biệt các tác động này theo 2 nhóm: rối loạn về chức năng gen và tác động đột biến (gene-genotoxicity).  Nhóm nghiên cứu gồm Nguyễn Đăng Tôn, Nông Văn Hải, Viện Nghiên cứu hệ Gen, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tiến hành nghiên cứu trên 11 gia đình cựu chiến binh bao gồm cả vợ/chồng và con, trong đó cựu chiến binh là người đã tham gia trong cuộc chiến chống Mỹ cứu nước tại các chiến trường bị phun rải chất da cam, trong thời gian từ năm 1962 - 1971, hoặc cựu chiến binh sống tại các khu vực bị nhiễm chất độc da cam/dioxin. 10/11 cựu chiến binh có nồng độ dioxin trong máu từ trung bình đến cao.  Tổn thương tâm lý ở người nhà nạn nhân  Hầu hết nạn nhân dioxin đều có con bị phơi nhiễm chất độc hoá học. Trẻ em bị nhiễm chất độc hoá học mắc gần như tất cả chứng rối nhiễu tâm lý ở các mức độ nặng khác nhau. Đối với vợ/chồng nạn nhân, gánh nặng chăm sóc đã ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý họ. Trong gia đình, người chăm sóc chính là người chịu nhiều căng thẳng tâm lý và có nhiều nguy cơ bị sang chấn tâm lý, trầm cảm và vấn đề sức khỏe khác. Họ phải đối mặt với rất nhiều trở ngại, vừa phải chăm sóc nạn nhân vừa phải cân bằng các yêu cầu khác như nuôi nấng, chăm sóc con cái và các mối quan hệ khác… Đặc biệt, các gia đình sinh ra những đứa trẻ dị tật bẩm sinh do chất độc da cam, chúng không có điều kiện học tập và sinh hoạt bình thường, thậm chí khó khăn trong việc hoà nhập với cộng đồng. Mặt khác, chúng đã trở thành nỗi buồn phiền, đau khổ và gánh nặng cho gia đình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục...  Nguồn: báo Khoa học và Sức khỏe

Ảnh hưởng của dioxin lên một số bệnh tật

Tác động của dioxin lên sức khỏe con người không mang tính đặc hiệu, mà có thể ảnh hưởng tới nhiều hệ cơ quan trong cơ thể: hệ miễn dịch, hệ nội tiết, hệ thần kinh, sức khỏe tâm thần, sức khỏe sinh sản, rối loạn chuyển hóa và các bệnh lý ung thư.

Từ năm 1994, Viện Y học Hoa Kỳ đã tổng hợp, phân tích tất cả nghiên cứu trên thế giới về ảnh hưởng dioxin lên sức khỏe con người và đưa ra báo cáo tổng hợp về các bệnh liên quan đến phơi nhiễm dioxin với mức độ khác nhau. Báo cáo được cập nhật 2 năm một lần dựa trên những kết quả nghiên cứu mới. Hiện nay, các nhóm bệnh có mối liên quan với dioxin bao gồm:

- Mức 1: bệnh có bằng chứng chính xác về mối liên quan (tổng số có 5 bệnh, trong đó 4 bệnh ung thư tổ chức mềm).

- Mức 2: bệnh có bằng chứng mang tính chất gợi ý có liên quan (tổng số có 7 bệnh, trong đó có 3 bệnh ung thư).

- Mức 3: bệnh có bằng chứng không đầy đủ để xác định có liên quan hay không (tổng số 26 bệnh, trong đó 11 bệnh ung thư).

- Mức 4: bệnh có bằng chứng hạn chế hay gợi ý không liên quan (gồm 2 nhóm bệnh ung thư).

Tại Việt Nam, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT ngày 20 tháng 02 năm 2008 về danh mục 17 bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học/dioxin, gồm: Ung thư phần mềm; u lympho không Hodgkin, u lympho Hodgkin, ung thư phế quản - phổi, ung thư khí quản, ung thư thanh quản, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư gan nguyên phát, bệnh đa u tủy xương ác tính, bệnh thần kinh ngoại biên cấp tính và bán cấp tính, tật gai sống chẻ đôi, bệnh trứng cá do clo, bệnh đái tháo đường tuýp 2, bệnh Porphyrin xuất hiện chậm, các bất thường sinh sản, các dị dạng, dị tật bẩm sinh (đối với con của người bị nhiễm chất độc hóa học/dioxin), rối loạn tâm thần.

Ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ em

Trẻ em là đối tượng nhạy cảm nhất trước các tác động của chất độc môi trường, trong đó có dioxin. Đặc biệt trong giai đoạn bào thai, những tác động đó có thể tồn tại và kéo dài nhiều năm sau khi đứa trẻ được sinh ra.

Tại Việt Nam, từ năm 2008, dưới sự hợp tác giữa Đại học Y khoa Kanazawa, Nhật Bản và Học viện Quân y, GS Muneko Nishijo đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của dioxin lên trẻ em sinh sống quanh sân bay Đà Nẵng và Biên Hòa. Nghiên cứu tiến hành qua nhiều năm theo tiến trình phát triển của trẻ nhỏ: từ khi sinh ra, thời điểm 1 tháng và 4 tháng tuổi, thời điểm 1 năm, 3 năm, 5 năm và 8 năm. Tại các thời điểm khảo sát, phơi nhiễm dioxin ở trẻ em ảnh hưởng đến phát triển thể lực và thần kinh của trẻ như: khả năng nhận thức, ngôn ngữ, vận động, hành vi giao tiếp xã hội, xu hướng tự kỷ và khả năng học tập ở cấp tiểu học. Kết quả nghiên cứu đã được đăng tải trên các tạp chí uy tín trên thế giới.

Ảnh hưởng lên hệ nội tiết

Từ năm 2007, GS Kido và CS thuộc Đại học Kanazawa, Nhật Bản phối hợp với Trường Đại học Y Hà Nội đã triển khai một nghiên cứu đánh giá tác động của phơi nhiễm dioxin lên biến đổi hormon ở các cặp bà mẹ - em bé và nam giới sinh sống quanh sân bay Phù Cát và Biên Hòa. Kết quả cho thấy có mối liên quan giữa nồng độ dioxin với hormon tuyến thượng thận, như gây rối loạn đến androgen thượng thận, ảnh hưởng đến quá trình sinh tổng hợp hormon steroid.

Năm 2014, tác giả Phạm Thế Tài cùng cộng sự tại Học viện Quân y đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của phơi nhiễm dioxin lên nồng độ hormon trong cơ thể của đối tượng đang sinh sống tại gần sân bay Biên Hòa. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phơi nhiễm dioxin có xu hướng làm giảm nồng độ testosteron và tăng nồng độ prolactin ở nam giới.

Ảnh hưởng lên sức khỏe sinh sản, dị tật bẩm sinh

Dị tật bẩm sinh và tai biến sinh sản là những vấn đề phức tạp nhất khi bàn về hậu quả của chất da cam ở người, đồng thời là chủ đề gây rất nhiều tranh cãi. Dị tật bẩm sinh do nhiều yếu tố khác nhau gây ra, trong nhiều trường hợp, bác sĩ và các nhà nghiên cứu y khoa không thể xác định được nguyên nhân cụ thể. Có rất nhiều loại hình và mức độ dị tật bẩm sinh, gây ra gánh nặng về thể chất, tâm lý và kinh tế cho những cá nhân bị ảnh hưởng, cho gia đình họ cũng như cho xã hội. 

Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng là một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên về phơi nhiễm dioxin và dị tật bẩm sinh ở Việt Nam. Trong giai đoạn từ 1965 - 1967, bác sĩ Phượng đã thu thập dữ liệu về tai biến sinh sản và dị tật bẩm sinh tại Bến Tre và nhận thấy, tỷ lệ dị tật bẩm sinh ở địa bàn khảo sát tại Bến Tre cao gấp 4-5 lần so với số lượng dị tật bẩm sinh trên địa bàn đối chứng là TP Hồ Chí Minh. Trong một nghiên cứu tiếp theo, tác giả phát hiện thấy những phụ nữ sinh vào những năm 1965-1966 - thời kỳ đỉnh điểm của chiến dịch phun rải chất diệt cỏ tại miền Nam, có tỷ lệ tai biến sinh sản và con bị dị tật cao hơn nhiều so với những phụ nữ sinh năm 1955-1956 (trước chiến dịch phun rải chất diệt cỏ).

Tại Học viện Quân y, từ 1996 đến 1999, tác giả Nguyễn Văn Nguyên và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu về dị tật bẩm sinh ở các địa bàn dân cư xung quanh những điểm nóng dioxin tại Biên Hòa, Đà Nẵng và Phù Cát, so sánh với một địa bàn đối chứng là Hà Đông. Năm 2005, nhóm Lê Bách Quang và Đoàn Huy Hậu đã khảo sát 28.817 gia đình cựu chiến binh có tiền sử phơi nhiễm chất da cam, so sánh họ với 19.076 gia đình cựu chiến binh không có tiền sử phơi nhiễm chất da cam. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa tỷ lệ trẻ sinh ra có dị tật bẩm sinh là con của cựu chiến binh từng bị phơi nhiễm chất da cam so với con của người không bị phơi nhiễm.

Ảnh hưởng của dioxin lên hệ gen

Những thập kỷ gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của sinh học phân tử và công nghệ gen, các nghiên cứu khoa học đã và đang làm sáng tỏ được nhiều vấn đề trong cơ chế phân tử của tác động tức thời (trực tiếp) cũng như hậu quả lâu dài tiếp theo (gián tiếp) dioxin với cấu trúc và chức năng gen và sản phẩm của chúng (protein/enzyme). Có thể phân biệt các tác động này theo 2 nhóm: rối loạn về chức năng gen và tác động đột biến (gene-genotoxicity).

Nhóm nghiên cứu gồm Nguyễn Đăng Tôn, Nông Văn Hải, Viện Nghiên cứu hệ Gen, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tiến hành nghiên cứu trên 11 gia đình cựu chiến binh bao gồm cả vợ/chồng và con, trong đó cựu chiến binh là người đã tham gia trong cuộc chiến chống Mỹ cứu nước tại các chiến trường bị phun rải chất da cam, trong thời gian từ năm 1962 - 1971, hoặc cựu chiến binh sống tại các khu vực bị nhiễm chất độc da cam/dioxin. 10/11 cựu chiến binh có nồng độ dioxin trong máu từ trung bình đến cao.

Tổn thương tâm lý ở người nhà nạn nhân

Hầu hết nạn nhân dioxin đều có con bị phơi nhiễm chất độc hoá học. Trẻ em bị nhiễm chất độc hoá học mắc gần như tất cả chứng rối nhiễu tâm lý ở các mức độ nặng khác nhau. Đối với vợ/chồng nạn nhân, gánh nặng chăm sóc đã ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý họ. Trong gia đình, người chăm sóc chính là người chịu nhiều căng thẳng tâm lý và có nhiều nguy cơ bị sang chấn tâm lý, trầm cảm và vấn đề sức khỏe khác. Họ phải đối mặt với rất nhiều trở ngại, vừa phải chăm sóc nạn nhân vừa phải cân bằng các yêu cầu khác như nuôi nấng, chăm sóc con cái và các mối quan hệ khác… Đặc biệt, các gia đình sinh ra những đứa trẻ dị tật bẩm sinh do chất độc da cam, chúng không có điều kiện học tập và sinh hoạt bình thường, thậm chí khó khăn trong việc hoà nhập với cộng đồng. Mặt khác, chúng đã trở thành nỗi buồn phiền, đau khổ và gánh nặng cho gia đình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục...

Nguồn: báo Khoa học và Sức khỏe

Bình luận

Tin khác