1. Tên sản phẩm: Quy trình nuôi trồng và chế biến tảo Spirulina quy mô hộ gia đình làm thực phẩm bổ sung
2. Tên tác giả (nhóm tác giả): Nguyễn Văn Khanh và Nguyễn Thị Diễm
Đơn vị : Trung tâm Ươm tạo và Chuyển giao công nghệ - Đại Học Huế.
3. Xuất xứ (đề tài/chương trình/dự án/ý tưởng...): Đề tài nghiên cứu
4. Mục tiêu:
- Xác định hình thức nuôi trồng tạo sinh khối tảo Spirulina đạt hiệu quả cao;
- Xây dựng quy trình nuôi trồng và chế biến tảo Spirulina quy mô hộ gia đình làm thực phẩm bổ sung, chuyển giao cho người dân để họ tự sản xuất ra một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và đảm bảo chất lượng bổ sung vào bữa ăn hàng ngày.
 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu :
- Thu thập, phân tích và tổng hợp các tài liệu về đặc điểm sinh học của tảo Spirulina, kỹ thuật nuôi trồng và chế biển tảo Spirulina cùng các tài liệu khác có liên quan.
- Phương pháp theo dõi thí nghiệm: Tác giả đã bố trí thí nghiệm với 3 nghiệm thức khác nhau: (i) nuôi trồng tạo sinh khối tảo Spirulina trong hệ thống bịch nhựa 5 lít, (ii) nuôi trồng tạo sinh khối tảo Spirulina trong hệ thống xô nhựa, (iii) nuôi trồng tạo sinh khối tảo Spirulina trong hệ thống bao nilon. Ở cả 3 nghiệm thức tảo Spirulina được nuôi trồng trong môi trường Zarrouk và với các yếu tố nhiệt độ, ánh sáng, sục khi tương đồng nhau. Các nội dung nghiên cứu dõi các chỉ tiêu về môi trường (pH, nhiệt độ), sinh khối tảo thu được, và đánh giá hiệu quả kinh tế của 3 nghiệm thức.
- Tiến hành xây dựng “Quy trình nuôi trồng và chế biến tảo Spirulina quy mô hộ gia đình làm thực phẩm bổ sung” dựa trên những kết quả thu được từ quá trình thí nghiệm.



6. Tính khoa học, sáng tạo :
Việc nghiên cứu và xây dựng quy trình nuôi trồng và chế biến tảo Spirulina làm thực phẩm bổ sung tuy không mới. Tuy nhiên, tính khoa học và sáng tạo sáng tạo của đề tài thể hiện ở :
+ Hệ thống nuôi trồng tảo Spirulina của tác giả đã là rất đơn giản, kinh phí đầu tư thấp (với các bịch nhựa 5 lít là bịch dầu ăn tái sử dụng, bao nilon, hay là xô sơn tái sử dụng,...) nên có thể áp dụng cho các hộ gia đình để khai thác tiềm năng năng lượng tự nhiên ánh sáng mặt trời và tận dụng hiệu quả diện tích trống như: vườn, ban công, sân thượng,… để nuôi trồng ủa tảo Spirulina.
+ Việc nghiên cứu và xây dựng được quy trình để đưa vào ứng dụng trong điều kiện thực tiễn khí hậu ở tỉnh Thừa Thiên Huế là có ý nghĩa thực tiễn thiết thực.
7. Tính hiệu quả (kinh tế - xã hội ; khoa học – công nghệ ; giáo dục...):

7.1. Hiệu quả về kinh tế - xã hội:
- Kết quả nghiên cứu cho thấy việc nuôi trồng tảo Spirulina trong bịch nhựa 5 lít và trong bao nilon với chi phí đầu tư trang thiết bị thấp, nhưng cho hiệu quả kinh tế khá cao. Vì vậy, quy trình nuôi trồng và chế biến tảo Spirulina làm thực phẩm bổ sung trong hệ thống bịch nhựa 5 lít và bao nilon có khả năng áp dụng vào thực tiễn rất cao.
- Tạo ra sản phẩm thực phẩm giàu chất dinh dưỡng góp phần giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng ở trẻ em, nâng cao sức khỏe cho người già yếu, bệnh nhân sau điều trị bệnh,….
- Góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng, nâng cao đời sống của người dân ở tỉnh Thừa Thiên Huế và các vùng lân cận.
7.2. Hiệu quả về khoa học – công nghệ, giáo dục và đào tạo
- Đề tài góp phần cung cấp thêm dữ liệu khoa học về các nghiên cứu nuôi tảo Spirulina ở quy mô nhỏ, là tài liệu tham khảo cho giảng viên và sinh viên trong quá giảng dạy, nghiên cứu và học tập.
- Nâng cao năng lực nghiên cứu cho các cán bộ nghiên cứu tham gia thực hiện đề tài.
- Góp phần đào tạo sinh viên thuộc các chuyên ngành (Sinh học, Nuôi trồng thủy sản,...)
8. Khả năng áp dụng (phương thức chuyển giao ; địa chỉ áp dụng)
Quy trình nuôi trồng và chế biến tảo Spirulina quy mô hộ gia đình làm thực phẩm bổ sung được thực hiện ở quy mô nhỏ, nên rất dễ áp dụng vào thực tiễn, đặc biệt là quy mô hộ gia đình trong việc khai thác tiềm năng năng lượng tự nhiên ánh sáng mặt trời và tận dụng hiệu quả diện tích trống như: vườn, ban công, sân thượng,… của các hộ gia đình để nuôi trồng ủa tảo Spirulina tạo ra một nguồn thực phẩm sạch và giàu dinh dưỡng bổ sung vào bữa ăn hàng ngày.
9. Kiến nghị và đề xuất (ứng dụng hay sử dụng sản phẩm và hướng phát triển hoàn thiện sản phẩm trong tương lai) :
Cần tiếp tục nghiên cứu và triển khai nhân rộng mô hình với quy mô lớn ở tỉnh Thừa Thiên Huế để thu được lượng lớn sinh khối tảo phục vụ cho việc sản xuất và thương mại hóa các sản phẩm từ tảo Spirulina (viên nang tảo Spirulina, bột tảo Spirulina, tảo tươi Spirulina,...) giàu dinh dưỡng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ cho nhu cầu của người dân.
Mọi tổ chức và cá nhân có nhu cầu muốn đưowcj hợp tác nghiên cứu và chuyển giao "Quy trình nuôi trồng và chế biến tảo Spirulina quy mô hộ gia đình làm thực phẩm bổ sung " xin liên hệ: 
Trung tâm Ươm tạo và Chuyển giao Công nghệ - Đại học Huế
Địa chỉ: 07 Hà Nội, TP.Huế và Phú Thượng, Phú Vang, Thừa Thiên Huế
Điện thoại/Fax: 0543.936.255   * Hotline: 0169.69.22.302 (găp anh Khanh)
Email:     This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.">csit@hueuni.vn


Theo thông tin Trung tâm Ươm tạo và Chuyển giao Công Nghệ - Đại học Huế
 
 

Bình luận

Tin khác