đây là đơn vị thứ hai trong cả nước được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận có đủ năng lực phân tích được 17 cấu tử Dioxin/Furan trong 9 thành phần môi trường khác nhau.Ngày 17/1/2019, Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo nghị định số 127/2014/NĐ-CP của Chính phủ (VIMCERTS 229). Tính đến thời điểm hiện tại,

 

PTN trọng điểm về An toàn thực phẩm và Môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, vệ sinh, an toàn thực phẩm, phân tích kiểm nghiệm hóa, hóa lý, vi sinh, thủy, hải sản, nông sản thực phẩm, phân tích Dioxin trong mẫu thực phẩm, môi trường, CRETECH, VAST, food safety, ô nhiễm môi trường, Quan trắc môi trường, chất lượng môi trường, các tác động xấu đối với môi trường, quan trắc giám sát đa chỉ tiêu chất lượng môi trường nước, Quan Trắc Môi Trường Cho Doanh Nghiệp, Lập báo cáo quan trắc giám sát chất lượng môi trường tại Hà Nội và trên Toàn Quốc,  giám sát môi trường, quan trắc giám sát môi trường, giám sát môi trường.

Đây là phòng phân tích dioxin thứ hai tại Việt Nam có đủ năng lực phân tích dioxin trong môi trường theo các tiêu chuẩn quốc gia. Với Chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường, bên cạnh nhiệm vụ nghiên cứu về dioxin, Trung tâm được cung cấp dịch vụ phân tích dioxin trong môi trường cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu, góp phần giúp các cơ quan quản lý nhà nước có giải pháp bảo vệ môi trường. Đây là bước tiến mới, đánh dấu dịch vụ khoa học và công nghệ mới của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ đã được chứng nhận hoạt động trong lĩnh vực quan trắc môi trường với tổng số 212 thông số, trong đó có: Nước mặt, nước dưới đất, nước mưa, nước thải, nước biển, chất thải, đất, bùn, trầm tích, không khí xung quanh và khí thải.

Đặc biệt, trong các thông số được chứng nhận, thông số về Dioxin/Furan trong các môi trường nước mặt, nước thải, nước ngầm, đất, trầm tích… là những thông số rất quan trọng. Đánh giá sự phơi nhiễm và tác động của các cấu tử Dioxin/Furan tác động tới sức khỏe con người là rất cần thiết và yêu cầu của phòng thí nghiệm phân tích về Dioxin/Furan cũng đòi hỏi cao về kỹ thuật, trang thiết bị phân tích hiện đại, quy trình lấy mẫu, xử lý mẫu, tay nghề của cán bộ phân tích, điều kiện phòng thí nghiệm... phải đảm bảo các tiêu chuẩn rất khắt khe.

Ông Nguyễn Ngọc Tùng, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ cho biết, do độc tính của dioxin/furan rất cao, nên giới hạn phát hiện của các phép phân tích phải đạt được ở mức độ siêu vết, việc phát hiện nồng độ dioxin đòi hỏi trang thiết bị hiện đại, nhân lực trình độ cao. Đáp ứng yêu cầu đó, thời gian qua, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã đầu tư nhiều trang thiết bị phân tích hiện đại, nhất là thiết bị sắc ký khối phổ phân giải cao (HRGC/HRMS) Thermo DFS. Trung tâm đã cử các cán bộ có trình độ cao đi đào tạo tại Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hà Lan, Singapore… để tiếp nhận công nghệ và đào tạo thêm kỹ năng phân tích.

Dioxin/furan là hợp chất độc nhất trong các hợp chất hóa học hiện nay. Trong chiến tranh Việt Nam, nó được biết đến dưới tên gọi chất độc da cam và để di chứng trên hàng triệu người dân Việt Nam trong thời gian chiến tranh và gây nên những dị tật bẩm sinh trên trẻ em ở nhiều thế hệ sau.

Trung tâm được chứng nhận hoạt động trong lĩnh vực quan trắc môi trường với tổng số 212 thông số, trong đó bao gồm:

 

Nước mặt : 26 thông số
Nước dưới đất 26 thông số
Nước mưa:3 thông số
Nước thải:22 thông số
Nước biển:8 thông số
Chất thải: 17 thông số   
  Đất: 16 thông số
  Bùn: 17 thông số
  Trầm tích: 7 thông số
  Không khí xung quanh: 20 thông số
  Khí thải: 50 thông số

 

Đặc biệt, trong các thông số được chứng nhận, thông số về Dioxin/Furan trong các môi trường: nước mặt, nước thải, nước ngầm, không khí xung quanh, khí thải, đất, trầm tích, bùn và chất thải là những thông số rất quan trọng. Đánh giá sự phơi nhiễm và tác động của các cấu tử Dioxin/Furan  tới sức khỏe con người là rất cần thiết, và phòng thí nghiệm phân tích về Dioxin/Furan cũng phải đảm bảo các tiêu chuẩn rất khắt khe về mặt kỹ thuật, trang thiết bị phân tích hiện đại, quy trình lấy mẫu, xử lý mẫu, tay nghề của cán bộ phân tích.

 


Một số hình ảnh trang thiết bị tại phòng Phòng thí nghiệm trọng điểm nghiên cứu về Dioxin

Thời gian qua, Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ đã cử các cán bộ có trình độ cao đi đào tạo tại Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hà Lan, Singapore… Bên cạnh đó, Trung tâm đã được Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đầu tư mạnh mẽ cho Phòng thí nghiệm trọng điểm nghiên cứu về Dioxin, Phòng thí nghiệm trọng điểm về An toàn thực phẩm và Môi trường với nhiều trang thiết bị phân tích hiện đại như: thiết bị sắc kí khối phổ phân giải cao (HRGC/HRMS) Thermo DFS, sắc kí lỏng khối phổ phân giải cao (UHPLC/HRMS) Thermo Q Extractive Focus, thiết bị Thermo GC/MS/MS TSQ 8000 EVO, Agilent GC/MS/FID/ECD, Thermo LC/MS, ICP/MS, Thermo IC/GC/ICP/MS…

 

Với lợi thế các trang thiết bị được đầu tư, trung tâm luôn xác định đảm bảo, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học thông qua các đề tài, dự án khoa học công nghệ, phát triển các hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ. Trong đó, lĩnh vực quan trắc môi trường không chỉ phục vụ nghiên cứu khoa học mà còn góp phần vào việc kiểm soát, đánh giá chất lượng môi trường, từ đó giúp các cơ quan quản lý nhà nước có giải pháp bảo vệ môi trường phát triển bền vững. Đây là một bước tiến mới, đánh dấu sự nỗ lực, khẳng định vị thế, uy tín và chất lượng dịch vụ khoa học và công nghệ của Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ, đồng thời tạo ra cơ hội kết nối với các đơn vị, các doanh nghiệp và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực môi trường.

Dioxin/Furan là hợp chất độc nhất trong các hợp chất hóa học hiện nay. Trong chiến tranh Việt Nam, nó được biết đến dưới tên gọi chất độc màu da cam và để lại hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Nó để lại di chứng trên hàng triệu người dân Việt Nam trong thời gian chiến tranh, đến nay vẫn gây nên những dị tật bẩm sinh trên trẻ em ở nhiều thế hệ sau. Hơn nữa, độc tính của Dioxin/Furan rất cao nên giới hạn phát hiện của các phép phân tích phải đạt được ở mức độ siêu vết, tức là phải phân tích được đến giá trị nồng độ ppt đối với phân tích tổng Dioxin, và cỡ ppq đối với từng dạng đồng phân.




Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ:

						
				</div>
				<div class=

Bình luận

Tin khác