1. Chủ nhiệm đề tài: TS. Vũ Đức Nam
  2. Thời gian thực hiện: 36 tháng kể từ tháng 01 năm 2016 đến tháng 12 năm 2018.
  3. Kinh phí: 5.000.000.000 đồng
  4. Mục tiêu đề tài: 
  • Xây dựng các phương pháp nhận dạng các hóa chất độc trong một số đối tượng thực phẩm nhằm áp dụng cho phòng thí nghiệm an toàn thực phẩm.
  • Phát hiện một số chất độc trong thực phẩm chưa được công bố
  •  Nâng cao trình độ của cán bộ nghiên cứu trong đơn vị. 
 
Các kết quả chính của đề tài:
Về khoa học:
- Xây dựng được phương pháp nhận dạng chất độc trên đối tượng thực phẩm rau quả
- Xây dựng được phương pháp nhận dạng chất độc trên đối tượng thực phẩm đồ uống
- Xác định được một số chất độc chưa được công bố trong thực phẩm đồ uống và rau quả
Về ứng dụng:
- Bộ hồ sơ phồ LC/MS, GC/MS đối với 3 loại đồ uống, rau, chè trên trang Web
  1. Những đóng góp mới của đề tài:
Đề tài đã xây dựng được 02 phương pháp nhận dạng chất độc trên các đối tượng thực phẩm rau quả và đồ uống.
Đề tài đã xác định được 8 chất thuốc trừ sâu pesticide mới,chưa được quy định trong các văn bản quy phạm của Việt Nam. Đây là các thuốc trừ sâu pesticides được tìm thấy ở trong một số loại rau nghiên cứu
Xây dựng bộ hồ sơ phổ LC/MS và GC/MS đối với 3 loại mẫu đồ uống, rau, chè.
Góp phần đào tạo 02 thạc sĩ, 01 nghiên cứu sinh,
 
  1. Sản phẩm cụ thể giao nộp: 01 báo cáo tổng hợp và 06 quyển phụ lục
 Các bài báo đã công bố (liệt kê): - Bài báo quốc tế: 03
                                                                    - Bài báo trong nước: 03
- 06 phụ lục các sản phẩm của đề tài
- Phụ lục 1: Phương pháp nhận dạng chất độc trên đối tượng thực phẩm rau quả
- Phụ lục 2: Phương pháp nhận dạng chất độc trên đối tượng thực phẩm đồ uống
- Phụ lục 3: Một số chất độc chưa được công bố trong thực phẩm đồ uống và rau qảu
- Phụ lục 4: Bộ hồ sơ phổ LC/MS, GC/MS đối với 3 loại mẫu: đồ uống, rau, chè
- Phụ lục 5: Các sản phẩm đào tạo và bài báo khoa học
  1. Địa chỉ đã áp dụng, hoặc đề nghị áp dụng: Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ
  2. Kiến nghị của chủ nhiệm đề tài:
Tiếp tục nghiên cứu nhận dạng các chất trong các nền mẫu thực phẩm như thịt, cá, ngũ cốc….
Xây dựng các quy trình nhận dạng các chất độc và các chất chuyển hóa của chúng trong thực phẩm

 

Bình luận

Tin khác