1.     Đánh giá tác động môi trường ĐTM là gì?
Đánh giá tác động môi trường gọi tắt là ĐTM là việc xem xét các ảnh hưởng qua lại gữa môi trường với các hoạt động phát triển kinh tế trong các chính sách, các chương trình và các dự án phát triển.
Tác động đến môi trường có thể tốt hoặc xấu, có lợi hoặc có hại tuy nhưng với việc ĐTM sẽ giúp cho các nhà đầu tư đưa ra quyết định lựa chọn những phương án khả thi, tối ưu về kinh tế và kỹ thuật trong bất cứ một kế hoạch phát triển nào.
Mỗi ĐTM cần phải xem xét đến tất cả những ảnh hưởng mong đợi đối với sức khỏe con người, hệ sinh thái, khí hậu và khí quyển… trong suốt quá trình thiết kế, thực hiện và vận hành của dự án. Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án quy hoạch, y tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường.
Tác động đến môi trường có thể tốt hoặc xấu, có lợi hoặc có hại nhưng việc đánh giá tác động môi trường sẽ giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định lựa chọn những phương án khả thi và tối ưu về kinh tế và kỹ thuật trong bất cứ một kế hoạch phát triển kinh tế xã hội nào.
2.     Đối tượng thực hiện
-         Dự án sản xuất, kinh doanh có quy mô như trong Phụ lục II của Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015
-         Chưa thi công xây dựng và hoạt động
3.     Căn cứ pháp lý
-         Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014;
-         Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường (Điều 12-17)
-         Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 05 năm 2015 quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
4.     Hồ sơ cần thiết
-         Giấy đăng ký kinh doanh/ giấy phép đầu tư;
-         Thỏa thuận địa điểm xây dựng;
-         Báo cáo đầu tư/ giải trình kinh tế kỹ thuật/ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
-         Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ hợp đồng thuê đất;
-         Sơ đồ vị trí dự án;
-         Bản vẽ mặt bằng tổng thể, thoát nước mưa, nước thải;
-         Bản vẽ các hệ thống xử lý môi trường (nếu có);
5.     Cơ quan tiếp nhận, thẩm định
Tùy theo quy mô và vị trí dự án, cơ quan tiếp nhận và thẩm định là một trong các cơ quan sau:
-         Sở Tài nguyên và Môi trường;
-         Ban quản lý khu công nghiệp;
-         Ban quản lý khu kinh tế;
-         Bộ tài nguyên và Môi trường;
-         Ủy ban nhân dân thành phố, tỉnh;
-         Các bộ khác.

6. Quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

Để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM, cần phải thực hiện những công việc như sau:

- Khảo sát điều kiện địa lý, địa chất, khí tượng, thủy văn;

- Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường, KT - XH;

- Khảo sát, thu mẫu, đo đạc và phân tích các mẫu không khí, mẫu nước, mẫu đất trong và xung quanh khu vực dự án;

- Xác định các yếu tố vi khí hậu trong khu vực dự án;

- Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án;

- Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án bằng các phương pháp thống kê, phân tích, thu thập, đánh giá nhanh;

- Đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm kể trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội, con người xung quanh khu vực thực hiện dự án;

- Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho giai đoạn xây dựng dự án;

- Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, phương án quản lý môi trường quá trình hoạt động và dự phòng sự cố môi trường;

- Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án;
-Tham vấn ý kiến UBND và UBMTTQ phường nơi thực hiện dự án;

-Xây dựng chương trình giám sát môi trường;

- Lập hội đồng thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM.

7.     Xử phạt vi phạm
-         Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt theo quy định.
-         Xử phạt chi tiết theo điều 12, nghị định 179/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
 Doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có nhu cầu vui lòng liên hệ Thạc sĩ Nông Văn Mạnh, sđt 0983 095 558 hoặc 04 3756 0212
 

Bình luận

Tin khác