BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------

Số: 24/2017/TT-BTNMT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 01 tháng 09 năm 2017
 
 
 
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
-------------
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
 
 
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Nghị định số 127/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;
Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định kỹ thuật quan trắc môi trường.
 
Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
 
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định kỹ thuật quan trắc môi trường, bao gồm:
1. Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường định kỳ các thành phần môi trường, gồm: không khí ngoài trời, tiếng ồn và độ rung; nước mặt lục địa; nước dưới đất; nước biển; nước mưa; nước thải; khí thải; đất; trầm tích.
2. Quy định về bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường định kỳ.
3. Quy định về các yêu cầu cơ bản và đặc tính kỹ thuật của hệ thống quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục.
4. Yêu cầu về việc nhận, truyền và quản lý dữ liệu đối với hệ thống quan trắc môi trường tự động, liên tục.
5. Quy định về quản lý và sử dụng thiết bị quan trắc môi trường.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động quan trắc môi trường.
2. Chương II Thông tư này không áp dụng cho quan trắc môi trường đối với các hoạt động dầu khí trên biển.
Điều 3. Nguyên tắc áp dụng các phương pháp quan trắc môi trường
1. Việc áp dụng các phương pháp quan trắc môi trường phải tuân thủ theo các phương pháp được quy định tại Thông tư này và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành về môi trường.
2. Trường hợp các phương pháp tiêu chuẩn quốc tế, phương pháp tiêu chuẩn khu vực hoặc phương pháp tiêu chuẩn nước ngoài chưa được quy định tại Thông tư này sẽ được xem xét, chấp nhận sử dụng nếu có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn.
3. Trường hợp các phương pháp quan trắc môi trường quy định tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng các phương pháp mới thì áp dụng theo các phương pháp mới đó.
Điều 4. Giải thích thuật ngữ và từ viết tắt
Các thuật ngữ và từ viết tắt trong Thông tư này được hiểu như sau:
1. Bảo đảm chất lượng (quality assurance - viết tắt là QA) trong quan trắc môi trường: là một hệ thống tích hợp các hoạt động quản lý và kỹ thuật trong một tổ chức nhằm bảo đảm cho hoạt động quan trắc môi trường đạt được các tiêu chuẩn chất lượng đã quy định.
2. Kiểm soát chất lượng (quality control - viết tắt là QC) trong quan trắc môi trường: là việc thực hiện các biện pháp để đánh giá, theo dõi và kịp thời điều chỉnh để đạt được độ chụm, độ chính xác của các phép đo nhằm bảo đảm cho hoạt động quan trắc môi trường đạt các tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
3. Mẫu kiểm soát chất lượng (quality control sample - gọi chung là mẫu QC): là mẫu thực hoặc mẫu được tạo từ chuẩn được sử dụng để kiểm soát chất lượng cho quá trình quan trắc tại hiện trường và phân tích môi trường trong phòng thí nghiệm.
4. Độ chụm (precision): là mức độ gần nhau giữa các kết quả thử nghiệm độc lập nhận được trong điều kiện quy định.
5. Độ lặp lại (repeatability): là độ chụm trong các điều kiện lặp lại.
6. Độ tái lập (reproducibility): là độ chụm trong điều kiện tái lập.
7. Độ chính xác (accuracy): là mức độ gần nhau giữa kết quả thử nghiệm và giá trị quy chiếu được chấp nhận.
8. Mẻ mẫu (sample batch): là một nhóm gồm tối đa 20 mẫu thực được xử lý, phân tích trong cùng một điều kiện, với cùng một quy trình, phương pháp và trong cùng một khoảng thời gian. Mỗi mẻ mẫu phân tích phải bao gồm cả các mẫu kiểm soát chất lượng - mẫu QC.
9. Mẫu trắng hiện trường (field blank sample): là mẫu vật liệu sạch được sử dụng để kiểm soát sự nhiễm bẩn trong quá trình quan trắc tại hiện trường. Mẫu trắng hiện trường được xử lý, bảo quản, vận chuyển và phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm tương tự như mẫu thực.
10. Mẫu lặp hiện trường (field replicate/ duplicate sample): là hai mẫu trở lên được lấy tại cùng một vị trí, cùng một thời gian, được xử lý, bảo quản, vận chuyển và phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm tương tự như nhau. Mẫu lặp hiện trường được sử dụng kiểm soát sai số trong hoạt động quan trắc tại hiện trường, phân tích trong phòng thí nghiệm và để đánh giá độ chụm của kết quả quan trắc.
11. Mẫu trắng vận chuyển (trip blank sample): là mẫu vật liệu sạch được sử dụng để kiểm soát sự nhiễm bẩn trong quá trình vận chuyển mẫu. Mẫu trắng vận chuyển được vận chuyển cùng với mẫu thực trong cùng một điều kiện, được bảo quản, phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm tương tự như mẫu thực.
12. Mẫu trắng thiết bị (equipment blank sample): là mẫu vật liệu sạch được sử dụng để kiểm soát sự nhiễm bẩn của thiết bị lấy mẫu, đánh giá sự ổn định và độ nhiễu của thiết bị. Mẫu trắng thiết bị được xử lý như mẫu thực bằng thiết bị lấy mẫu, được bảo quản, vận chuyển và phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm như mẫu thực.
13. Mẫu trắng phương pháp (method blank sample): là mẫu vật liệu sạch, được sử dụng để kiểm soát sự nhiễm bẩn dụng cụ và hóa chất, chất chuẩn trong quá trình phân tích mẫu. Mẫu trắng phương pháp được trải qua các bước xử lý, phân tích như mẫu thực.
14. Mẫu lặp phương pháp phòng thí nghiệm (laboratory replicate/ duplicate sample): gồm hai hoặc nhiều hơn các phần của cùng một mẫu được đồng nhất, được phân tích với cùng một phương pháp. Mẫu lặp phương pháp phòng thí nghiệm là mẫu được sử dụng để đánh giá độ chụm của kết quả phân tích.
15. Mẫu chuẩn, chất chuẩn (reference material): là vật liệu, đủ đồng nhất và ổn định về một hoặc nhiều tính chất quy định, được thiết lập phù hợp với việc sử dụng đã định trong một quá trình đo.
16. Mẫu chuẩn được chứng nhận (certified reference material - viết tắt là CRM): là mẫu chuẩn có kèm theo giấy chứng nhận, trong đó một hay nhiều giá trị về tính chất của nó được chứng nhận theo một thủ tục nhằm thiết lập sự liên kết với việc thể hiện chính xác đơn vị mà theo đó các giá trị về tính chất được biểu thị ra và mỗi giá trị được chứng nhận có kèm theo thông tin về độ không đảm bảo tương ứng ở mức tin cậy quy định.
17. Mẫu kiểm soát phòng thí nghiệm (laboratory control sample): là một mẫu đã biết trước nồng độ được chuẩn bị từ chất chuẩn có nồng độ nằm trong phạm vi đo của thiết bị hoặc khoảng làm việc của đường chuẩn được sử dụng để kiểm tra quá trình hoạt động thiết bị, theo dõi quá trình phân tích.
18. Mẫu thêm chuẩn (spike sample/ matrix spike): là mẫu đã được bổ sung một lượng chất cần phân tích biết trước nồng độ trên nền mẫu thực. Mẫu thêm chuẩn được chuẩn bị và phân tích như mẫu thực để đánh giá quá trình phân tích.
19. So sánh liên phòng thí nghiệm (interlaboratory comparisons): là việc tổ chức thực hiện và đánh giá các phép đo hoặc phép thử trên cùng mẫu thử hoặc trên mẫu thử tương tự nhau bởi hai hay nhiều phòng thí nghiệm theo những điều kiện xác định.
20. Thử nghiệm thành thạo (proficiency testing): là hoạt động đánh giá việc thực hiện của các bên tham gia đo, phân tích theo tiêu chí đã được thiết lập thông qua các so sánh liên phòng thí nghiệm.
21. Kế hoạch bảo đảm chất lượng (quality assurance project plan - viết tắt là QAPP): là bản kế hoạch mô tả toàn bộ các thủ tục bảo đảm chất lượng cần thiết, các hoạt động kiểm soát chất lượng và các hoạt động kỹ thuật khác cần được thực hiện của một chương trình quan trắc môi trường, để bảo đảm các kết quả thu được đáp ứng các yêu cầu đề ra.
22. Giới hạn phát hiện của phương pháp (method detection limit - viết tắt là MDL): là nồng độ thấp nhất của một chất cần phân tích có thể xác định được và công bố với độ tin cậy 99%, nồng độ chất cần phân tích lớn hơn 0 và được xác định từ việc phân tích mẫu nền có chứa chất phân tích.
23. Giới hạn phát hiện của thiết bị (instrument detection limit - viết tắt là IDL): là giá trị thấp nhất của một chất cần phân tích được phát hiện lớn hơn năm lần tín hiệu nhiễu của thiết bị.
24. Kiểm tra kỹ thuật: là kiểm tra trạng thái hoạt động bình thường và cơ cấu chỉnh của phương tiện đo theo tài liệu kỹ thuật.
25. Kiểm định (kiểm định ban đầu trước khi đưa vào sử dụng, kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng và kiểm định sau sửa chữa): là hoạt động đánh giá, xác nhận đặc tính kỹ thuật đo lường của thiết bị quan trắc môi trường theo yêu cầu kỹ thuật đo lường và thực hiện biện pháp kiểm soát về đo lường.
26. Hiệu chuẩn: là hoạt động xác định, thiết lập mối quan hệ giữa giá trị đo của chuẩn đo lường, phương tiện đo với giá trị đo của đại lượng cần đo.
27. Quan trắc môi trường định kỳ: là hoạt động lấy mẫu, đo các thông số ngay tại hiện trường hoặc được bảo quản và vận chuyển về để xử lý, phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm theo một kế hoạch lập sẵn về không gian và thời gian.
28. TCVN: tiêu chuẩn quốc gia.
29. QCVN: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
30. QCVN-MT: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
31. ISO: tiêu chuẩn của Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế.
32. SMEWW: viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Standard Methods for the Examination of Water and Waste Water” là các phương pháp chuẩn kiểm tra nước và nước thải.
33. US EPA method: phương pháp của Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ.
34. NIOSH: tiêu chuẩn của Viện An toàn và Sức khỏe lao động Hoa Kỳ.
35. OSHA: viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Occupational Safety and Health Administration” là Cơ quan An toàn Nghề nghiệp và Sức khỏe Hoa Kỳ.
36. MASA: viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Method of Air Sampling and Analysis” là phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu khí của Tổ chức Intersociety Committee.
37. ASTM: viết tắt của cụm từ tiếng Anh “American Society for Testing and Materials” là Hiệp hội Vật liệu và Thử nghiệm Hoa Kỳ.
38. AS: viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Australian Standard” là tiêu chuẩn quốc gia của Úc.
39. JIS: viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Japanese Industrial Standard” là tiêu chuẩn công nghiệp của Nhật Bản.
40. IS: viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Indian Standard” là tiêu chuẩn của Ấn Độ.
41. Phương pháp lấy mẫu đẳng động lực (isokinetic) là phương pháp lấy mẫu bảo đảm điều kiện vận tốc hút của bơm lấy mẫu tại đầu hút mẫu bằng vận tốc khí thải tại điểm hút mẫu.
42. Thiết bị đo trực tiếp: là thiết bị được đưa vào môi trường cần đo và hiển thị tức thời giá trị của thông số cần đo.
 
Chương II. QUY TRÌNH KỸ THUẬT QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ
 
Mục 1. QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ NGOÀI TRỜI, TIẾNG ỒN VÀ ĐỘ RUNG
Điều 5. Thông số quan trắc
1. Thông số quan trắc môi trường không khí ngoài trời bao gồm: các thông số khí tượng (hướng gió, tốc độ gió, nhiệt độ, độ ẩm tương đối, áp suất), SO2, CO, NO2, O3, H2S, NH3, benzen, toluen, xylen, styren, acetonitril, benzidin, naphtalen, acetaldehyde, anilin, cloroform, formaldehyt, tetracloetylen, vinyl clorua, phenol, CH4, methyl mercaptan, acrylonitril, acrolein, hydrocacbin, n-octan, xyanua, PAHs, cylohexan, n-heptan, Cl2, HF, HCN, H3PO4, H2SO4, HBr, HNO3, HCl, Ni, Hg, Mn, As, Cd, Cr (VI), asin (AsH3), tổng bụi lơ lửng (TSP), PM10, PM2,5, Pb, tổng polyclobiphenyl (PCB), tổng dioxin/furan (PCDD/PCDF), các hợp chất polyclobiphenyl tương tự dioxin (d1-PCB).
Căn cứ vào mục tiêu quan trắc, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành về môi trường và yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác định các thông số cần quan trắc.
2. Thông số quan trắc tiếng ồn, bao gồm: mức âm tương đương (Leq), mức âm tương đương cực đại (Lmax) và cường độ dòng xe (đối với tiếng ồn giao thông đường bộ).
3. Thông số quan trắc độ rung: mức gia tốc rung (dB) hoặc gia tốc rung (m/s2).
Điều 6. Tần suất và thời gian quan trắc
1. Tần suất quan trắc môi trường không khí ngoài trời: tối thiểu 06 lần/năm, 2 tháng/lần.
2. Tần suất và thời gian quan trắc tiếng ồn
a) Tần suất quan trắc tiếng ồn: tối thiểu là 04 lần/năm, 03 tháng/lần;
b) Thời gian quan trắc tiếng ồn
b.1) Khoảng thời gian đo liên tục của mỗi phép đo là 10 phút, trong vòng 01 giờ tiến hành tối thiểu 03 phép đo, sau đó lấy giá trị trung bình của 03 phép đo. Kết quả thu được coi như giá trị trung bình của giờ đo đó;
b.2) Đối với tiếng ồn phát sinh từ các cơ sở sản xuất ảnh hưởng đến môi trường ngoài trời, phải tiến hành đo trong giờ làm việc.
3. Tần suất quan trắc độ rung: tối thiểu là 04 lần/năm, 03 tháng /lần.
Điều 7. Phương pháp quan trắc
1. Phương pháp quan trắc môi trường không khí ngoài trời
a) Lấy mẫu và đo tại hiện trường: lựa chọn phương pháp quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành tương ứng hoặc trong Bảng 1 dưới đây.
Bảng 1
STT Thông số Số hiệu phương pháp
1. SO2 • TCVN 5971:1995;
• TCVN 7726:2007;
• MASA 704A;
• MASA 704B
2. CO • TCVN 5972:1995;
• TCVN 7725:2007;
• IS 5182-10 (1999) (Không áp dụng mục 3);
• MASA 128
3. NO2 • TCVN 6137:2009;
• MASA 406
4. O3 • TCVN 6157:1996;
• TCVN 7171:2002;
• MASA 411
5. H2S • MASA 701
6. NH3 • TCVN 5293:1995;
• MASA 401
7. Benzen • ASTM D 3686-95;
• ISO 16017-1:2000;
• MASA 834;
• NIOSH method 1501
8. Toluen • ASTM D 3686-95;
• ISO 16017-1:2000;
• MASA 834;
• NIOSH method 1501
9. Xylen • ASTM D 3686-95;
• ISO 16017-1:2000;
• MASA 834;
• NIOSH method 1501
10. Styren • ISO 16017-1:2000;
• NIOSH method 1501
11. Acetonitril • NIOSH method 1606
12. Benzidin • NIOSH method 5509
13. Naphtalen • OSHA method 35
14. Acetaldehyde • NIOSH method 2538
15. Anilin • NIOSH method 2002
16. Cloroform • NIOSH method 1003
17. Formaldehyt • OSHA method 52;
• NIOSH method 2541;
• NIOSH method 3500
18. Tetracloetylen • NIOSH 1003;
• USEPA method TO-17
19. Vinyl clorua • NIOSH 1007;
• USEPA method TO-17
20. Phenol • NIOSH 3502;
• NIOSH method 1501;
• OSHA 32
21. CH4 • ASTM 1945;
• MASA 101
22. Mercaptan (tính theo Methyl mercaptan) • ASTM D2913 - 96(2007);
• MASA 118
23.   • NIOSH method 1604
24. Acrolein • NIOSH method 2501
25. Hydrocacbin • NIOSH method 1500
26. n-octan • NIOSH method 1500
27. Xyanua • MASA 808
28. PAHs • NIOSH method 5515
29. Cylohexan • NIOSH method 1500
30. n-heptan • NIOSH method 1500
31. Cl2 • TCVN 4877-89;
• MASA 202
32. HF • MASA 809;
• MASA 205;
• MASA 203F;
• NIOSH method 7906
33. HCN • NIOSH method 6017;
• NIOSH method 6010
34. H3PO4 • NIOSH method 7908
35. H2SO4 • NIOSH method 7908
36. HBr • NIOSH method 7907
37. HNO3 • NIOSH method 7907
38. HCl • NIOSH method 7907
39. Ni • ASTM D4185-96;
• NIOSH method 7300;
• OSHA method ID 121
40. Hg • ISO 6978-92;
• NIOSH method 6009;
• OSHA method ID 140
• US EPA method IO-5
41. Mn • OSHA method ID 121;
• ASTM D4185-96
42. As • OSHA method ID 105
43. Cd • ASTM method D4185-96;
• NIOSH method 7048
44. Cr (VI) • OSHA method ID 215;
• NIOSH method 7600
45. Asin (AsH3) • NIOSH method 6001
46. Tổng bụi lơ lửng (TSP) • TCVN 5067:1995
47. PM10 • 40 CFR part 50 method appendix J;
• AS/NZS 3580.9.7:2009;
• AS/NZS 3580.9.6:2003;
• MASA 501
48. PM2,5 • 40 CFR Part 50 method Appendix L;
• AS/NZS 3580.9.7:2009;
• MASA 501
49. Pb • TCVN 5067:1995;
• ASTM D4185-96;
• NIOSH method 7300;
• NIOSH method 7301;
• NIOSH method 7302;
• NIOSH method 7303;
• NIOSH method 7082;
• NIOSH method 7105
50. Tổng polyclobiphenyl (PCB) • US EPA method TO-9A
51. Tổng dioxin/furan (PCDD/PCDF) • US EPA method TO-9A
52. Các hợp chất polyclobiphenyl tương tự dioxin (dl-PCB) • US EPA method TO-9A
53. Các thông số khí tượng (hướng gió, tốc độ gió, nhiệt độ, độ ẩm tương đối, áp suất) • QCVN 46:2012/BTNMT
 
b) Phân tích trong phòng thí nghiệm: lựa chọn phương pháp quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành tương ứng hoặc trong Bảng 2 dưới đây.
Bảng 2
 
STT Thông số Số hiệu tiêu chuẩn, phương pháp
1. SO2 • TCVN 5971:1995;
• TCVN 7726:2007;
• MASA 704A;
• MASA 704B
2. CO • TCVN 5972:1995;
• TCVN 7725:2007;
• IS 5182-10 (1999) (Không áp dụng mục 3);
• MASA 128
3. NO2 • TCVN 6137:2009;
• MASA 406
4. O3 • TCVN 6157:1996;
• TCVN 7171:2002;
• MASA 411
5. H2S • MASA 701
6. NH3 • TCVN 5293:1995;
• MASA 401
7. Benzen • ASTM D 3686-95;
• ISO 16017-1:2000;
• MASA834;
• NIOSH method 1501
8. Toluen • ASTM D 3686-95;
• ISO 16017-1:2000;
• MASA 834;
• NIOSH method 1501
9. Xylen • ASTM D 3686-95;
• ISO 16017-1:2000;
• MASA 834;
• NIOSH method 1501;
10. Styren • ISO 16017-1:2000;
• NIOSH method 1501
11. Acetonitril • NIOSH method 1606
12. Benzidin • NIOSH method 5509
13. Naphtalen • OSHA method 35
14. Acetaldehyde • NIOSH method 2538
15. Anilin • NIOSH method 2002
16. Cloroform • NIOSH method 1003
17. Formaldehyt • NIOSH method 2541;
• NIOSH method 3500;
• OSHA method 52
18. Tetracloetylen • US.EPA method TO-17;
• NIOSH method 1003
19. Vinyl clorua • USEPA method TO-17;
• NIOSH method 1007
20. Phenol • NIOSH method 3502;
• NIOSH method 1501;
• OSHA method 32
21. CH4 • MASA 101;
• ASTM 1945
22. Mercaptan (tính theo Methyl mercaptan) • ASTM D2913 - 96(2007);
• MASA 118
23. Acrylonitril • NIOSH method 1604
24. Acrolein • NIOSH method 2501
25. Hydrocacbin • NIOSH method 1500
26. n-octan • NIOSH method 1500
27. Xyanua • MASA808
28. PAHs • NIOSH method 5515
29. Cylohexan • NIOSH method 1500
30. n-heptan • NIOSH method 1500
31. Cl2 • TCVN 4877-89;
• MASA202
32. HF • MASA 809;
• MASA 205;
• MASA 203F;
• NIOSH method 7906
33. HCN • NIOSH method 6017;
• NIOSH method 6010
34. H3PO4 • NIOSH method 7908
35. H2SO4 • NIOSH method 7908;
• NIOSH method 7903
36. HBr • NIOSH method 7907
37. HNO3 • NIOSH method 7907
38. HCl • NIOSH method 7903;
• NIOSH method 7907
39. Ni • ASTM D4185-96;
• NIOSH 7 method 300
• OSHA method ID 121
40. Hg • ISO 6978-92;
• NIOSH method 6009;
• OSHA method ID 140
41. Mn • ASTM D4185-96;
• OSHA method ID 121
42. As • OSHA method ID 105
43. Cd • ASTM D4185-96;
• NIOSH method 7048
44. Cr (VI) • NIOSH method 7600;
• OSHA method ID 215
45. Asin (AsH3) • NIOSH method 6001
46. Tổng bụi lơ lửng (TSP) • TCVN 5067:1995
47. PM10 • 40 CFR part 50 method appendix J;
• AS/NZS 3580.9.7:2009;
• AS/NZS 3580.9.6:2003;
• MASA 501
48. PM2,5 • 40 CFR Part 50 method appendix L;
• AS/NZS 3580.9.7:2009;
• MASA 501
49. Pb • TCVN 5067:1995;
• NIOSH method 7300;
• NIOSH method 7301;
• NIOSH method 7302;
• NIOSH method 7303;
• NIOSH method 7082;
• NIOSH method 7105;
• ASTM D4185-96
50. Tổng polyclobiphenyl (PCB) • US EPA method TO-9A;
• US EPA method 1668B
51. Tổng dioxin/furan, PCDD/PCDF • US EPA method TO-9A
52. Các hợp chất polyclobiphenyl tương tự dioxin, dl-PCB • US EPA method TO-9A;
• US EPA method 1668B
2. Phương pháp quan trắc tiếng ồn
a) Phương pháp quan trắc tiếng ồn: tuân theo TCVN 7878 - Âm học - Mô tả, đo và đánh giá tiếng ồn môi trường, gồm 2 phần TCVN 7878-1:2008 và TCVN 7878-2:2010;
b) Đối với tiếng ồn giao thông đường bộ, ngoài việc đo tiếng ồn thì phải xác định cường độ dòng xe (số xe/giờ) bằng phương pháp đếm thủ công hoặc thiết bị tự động. Phải tiến hành phân loại các loại xe trong dòng xe khi xác định cường độ dòng xe, gồm:
b.1) Mô tô, xe máy;
b.2) Ô tô con;
b.3) Xe tải hạng nhẹ và xe khách;
b.4) Xe tải hạng nặng và xe buýt.
3. Phương pháp quan trắc độ rung: tuân theo TCVN 6963:2001 - Rung và chấn động - Rung động do các hoạt động xây dựng và sản xuất công nghiệp - Phương pháp đo.
Điều 8. Xử lý kết quả quan trắc môi trường
1. Kiểm tra kết quả: kiểm tra tổng hợp về tính hợp lý của kết quả quan trắc và phân tích môi trường. Việc kiểm tra dựa trên hồ sơ của mẫu (biên bản quan trắc tại hiện trường, biên bản giao và nhận mẫu, biên bản đo tại hiện trường, biểu ghi kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm,...) kết quả mẫu QC (mẫu trắng, mẫu lặp, mẫu chuẩn,...).
2. Xử lý thống kê: căn cứ theo lượng mẫu và nội dung của báo cáo, việc xử lý thống kê có thể sử dụng các phương pháp khác nhau nhưng tối thiểu phải có các số liệu thống kê về giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình, số giá trị vượt chuẩn.
3. Đánh giá kết quả: so sánh, đối chiếu các kết quả quan trắc đã được kiểm tra, xử lý thống kê với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan.
Mục 2. QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT LỤC ĐỊA
Điều 9. Thông số quan trắc
Thông số quan trắc môi trường nước mặt lục địa bao gồm: nhiệt độ, pH, DO, EC, TDS, ORP, độ đục, độ muối, độ màu, độ kiềm, độ cứng tổng số, TSS, BOD5, COD, TOC, NH4+, NO2-, NO3-, SO42-, PO43-, CN-, Cl-, F-, S2-, tổng N, tổng P, Na, K, Ca, Mg, Fe, Mn, Cu, Zn, Ni, Pb, Cd, As, Hg, tổng crôm (Cr), Cr (VI), coliform, E.Coli, tổng dầu, mỡ; tổng phenol, hóa chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ, hóa chất bảo vệ thực vật photpho hữu cơ, tổng hoạt độ phóng xạ α, tổng hoạt độ phóng xạ β, tổng polyclobiphenyl (PCB), tổng dioxin/furan (PCDD/PCDF), các hợp chất polyclobiphenyl tương tự dioxin (dl-PCB), thực vật nổi, động vật nổi, động vật đáy, chất hoạt động bề mặt.
Căn cứ vào mục tiêu quan trắc, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành về môi trường và yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác định các thông số cần quan trắc.
Điều 10. Tần suất quan trắc
Tần suất quan trắc môi trường nước mặt lục địa: tối thiểu 06 lần/năm, 02 tháng/lần.
Điều 11. Phương pháp quan trắc
1. Lấy mẫu và đo tại hiện trường
a) Việc lấy mẫu nước mặt lục địa tại hiện trường: lựa chọn phương pháp quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành tương ứng hoặc trong Bảng 3 dưới đây.
Bảng 3
 
STT Loại mẫu Số hiệu phương pháp
1. Mẫu nước sông, suối • TCVN 6663-6:2008
2. Mẫu nước ao hồ • TCVN 5994:1995
3. Mẫu vi sinh • TCVN 8880:2011
4. Mẫu thực vật nổi • SMEWW 10200B:2012
5. Mẫu động vật nổi • SMEWW 10200B:2012
6. Mẫu động vật đáy • SMEWW 10500B:2012
b) Việc đo các thông số nước mặt lục địa tại hiện trường: lựa chọn phương pháp quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành tương ứng hoặc trong Bảng 4 dưới đây.
Bảng 4
 
STT Thông số Số hiệu phương pháp
1. Nhiệt độ • SMEWW 2550B:2012
2. pH • TCVN 6492:2011
3. DO • TCVN 7325:2004
4. EC • SMEWW 2510B:2012
5. Độ đục • TCVN 6184:2008;
• SMEWW 2130B:2012
6. TDS • Sử dụng thiết bị đo trực tiếp
7. ORP • SMEWW 2580B:2012;
• ASTM 1498:2008
8. Độ muối • SMEWW 2520B:2012
2. Bảo quản và vận chuyển mẫu: mẫu nước sau khi lấy được bảo quản và lưu giữ theo TCVN 6663-3:2008.
3. Phân tích trong phòng thí nghiệm: lựa chọn phương pháp quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành tương ứng hoặc trong Bảng 5 dưới đây.
Bảng 5
 
STT Thông số Số hiệu phương pháp
1. Độ màu • TCVN 6185:2015;
• ASTM D1209-05;
• SMEWW 2120C:2012
2. Độ kiềm • TCVN 6636:1-2000;
• SMEWW 2320B:2012
3. Độ cứng tổng số • TCVN 6224:1996;
• SMEWW 23400:2012
4. TSS • TCVN 6625:2000;
• SMEWW 2540D:2012
5. BOD5 • TCVN 6001-1:2008;
• TCVN 6001-2:2008;
• SMEWW 5210B :2012;
• SMEWW 5210D :2012;
• US EPA method 405.1
6. COD • SMEWW 5220B:2012;
• SMEWW 5220C:2012;
• US EPA method 410.1;
• US EPA method 410.2
7. TOC • TCVN 6634:2000;
• SMEWW 5310B:2012;
• SMEWW 5310C:2012
8. NH4+ • TCVN 6179-1:1996;
• TCVN 6660:2000;
• SMEWW 4500-NH3.B&D:2012;
• SMEWW 4500-NH3.B&F:2012;
• SMEWW 4500-NH3.B&H:2012;
• USEPA method 350.2
9. NO2- • TCVN 6178:1996;
• TCVN 6494-1:2011;
• SMEWW 4500-NO2-.B:2012;
• SMEWW 4110B:2012;
• SMEWW 4110C:2012;
• US EPA method 300.0;
• US EPA method 354.1
10. NO3- • TCVN 6180:1996;
• TCVN 7323-2:2004;
• TCVN 6494-1:2011;
• SMEWW 4110B:2012;
• SMEWW 4110C:2012;
• SMEWW 4500-NO3-.D:2012;
• SMEWW 4500-NO3-.E:2012;
• US EPA method 300.0;
• US EPA method 352.1
11. SO42- • TCVN 6200:1996;
• TCVN 6494-1:2011;
• SMEWW 4110B:2012;
• SMEWW 4110C:2012;
• SMEWW 4500-SO42-.E:2012;
• US EPA method 300.0;
• US EPA method 375.3;
• US EPA method 375.4
12. PO43- • TCVN 6202:2008;
• TCVN 6494-1:2011;
• SMEWW 4110B:2012;
• SMEWW 4110C:2012;
• SMEWW 4500-P.D:2012;
• SMEWW 4500-P.E:2012;
• US EPA method 300.0
13. CN- • TCVN 6181:1996;
• TCVN 7723:2007;
• SMEWW 4500-CN-.C&E:2012;
• ISO 14403-2: 2012
14. Cl- • TCVN 6194:1996;
• TCVN 6494-1:2011;
• SMEWW 4110B:2012;
• SMEWW 4110C:2012;
• SMEWW 4500.Cl-:2012;
• US EPA method 300.0
15. F- • TCVN 6195-1996;
• TCVN 6494-1:2011;
• SMEWW 4500-F-.B&C:2012;
• SMEWW 4500-F-.B&D:2012;
• SMEWW 4110B:2012;
• SMEWW 4110C:2012;
• US EPA method 300.0
16. S2- • TCVN 6637:2000;
• SMEWW 4500-S2-.B&D:2012
17. Tổng N • TCVN 6624:1-2000;
• TCVN 6624:2-2000;
• TCVN 6638:2000;
• SMEWW 4500-N.C:2012
18. Tổng P • TCVN 6202:2008;
• SMEWW 4500P.B&D:2012;
• SMEWW 4500P.B&E:2012
19. Na • TCVN 6196-1:1996;
• TCVN 6196-2:1996;
• TCVN 6196-3:1996;
• TCVN 6660:2000;
• TCVN 6665:2011;
• SMEWW 3111B:2012;
• SMEWW 3120B:2012;
• US EPA method 200.7
20. K • TCVN 6196-1:1996;
• TCVN 6196-2:1996;
• TCVN 6196-3:1996;
• TCVN 6660:2000;
• TCVN 6665:2011;
• SMEWW 3111B:2012;
• SMEWW 3120B:2012;
• US EPA method 200.7
21. Ca • TCVN 6201:1995;
• TCVN 6198:1996;
• TCVN 6660:2000;
• TCVN 6665:2011;
• SMEWW 3111B:2012;
• SMEWW 3120B.-2012;
• US EPA method 200.7
22. Mg • TCVN 6201:1995;
• TCVN 6660:2000;
• SMEWW 3111B:2012;
• SMEWW 3120B:2012;
• US EPA method 200.7
23. Fe • TCVN 6177:1996;
• TCVN 6665:2011;
• ISO 15586:2003;
• SMEWW 3500-Fe.B.2012;
• SMEWW 3111B:2012;
• SMEWW 3113B:2012
• SMEWW 3120B:2012
• US EPA method 200.7
24. Mn • TCVN 6002:1995;
• TCVN 6665:2011;
• ISO 15586:2003;
• SMEWW 3111B:2012
• SMEWW 3113B:2012
• SMEWW 3120B:2012
• SMEWW 3125B:2012
• US EPA method 200.7
• US EPA method 200.8
• US EPA method 243.1
25. Cu • TCVN 6193:1996;
• TCVN 6665:2011;
• ISO 15586:2003;
• SMEWW 3111B.2012
• SMEWW 3113B:2012
• SMEWW 3120B:2012
• SMEWW 3125B:2012
• US EPA method 200.7
• US EPA method 200.8
26. Zn • TCVN 6193:1996;
• TCVN 6665:2011;
• ISO 15586:2003;
• SMEWW 3111B:2012
• SMEWW 3113B:2012
• SMEWW 3120B:2012
• SMEWW 3125B:2012
• US EPA method 200.7
• US EPA method 200.8
27. Ni • TCVN 6665:2011;
• ISO 15586:2003;
• SMEWW 3111B:2012
• SMEWW 3113B:2012;
• SMEWW 3120B:2012;
• SMEWW 3125B:2012;
• US EPA method 200.7;
• US EPA method 200.8
28. Pb • TCVN 6665:2011;
• ISO 15586:2003;
• SMEWW 3113B:2012;
• SMEWW 3125B:2012
• SMEWW 3130B:2012;
• US EPA method 200.8;
• US EPA method 239.2
29. Cd • TCVN 6197:2008;
• TCVN 6665:2011;
• ISO 15586:2003;
• SMEWW 3113B:2012;
• SMEWW 3125B:2012;
• US EPA method 200.8
30. As • TCVN 6626:2000;
• ISO 15586:2003;
• SMEWW 3114B:2012;
• SMEWW 3114C:2012;
• SMEWW 3113B:2012;
• SMEWW 3125B:2012;
• US EPA method 200.8
31. Hg • TCVN 7724:2007;
• TCVN 7877:2008;
• SMEWW 3112B:2012;
• US EPA method 7470A;
• US EPA method 200.8
32. Tổng crôm (Cr) • TCVN 6222:2008;
• TCVN 6665:2011;
• ISO 15586:2003;
• SMEWW 3113B:2012;
• SMEWW 3125B:2012;
• US EPA method 200.8;
• US EPA method 218.2
33. Cr (VI) • TCVN 6658:2000;
• TCVN 7939:2008;
• SMEWW 3500-Cr.B:2012;
• USEPA method 218.4;
• US EPA method 218.5
34. Coliform • TCVN 6187-2:1996;
• TCVN 6187-1:2009;
• SMEWW 9221B:2012
35. E.Coli • TCVN 6187-2:1996;
• TCVN 6187-1:2009;
• SMEWW 9221B:2012;
• SMEWW 9222B:2012
36. Tổng dầu, mỡ • TCVN 7875: 2008;
• SMEWW 5520B:2012;
• SMEWW 5520C:2012
37. Tổng Phenol • TCVN 6216:1996;
• TCVN 7874:2008;
• SMEWW 5530C:2012;
• US EPA method 420.1;
• US EPA method 420.2;
• US EPA method 420.3;
• ISO 14402:1999
38. Hóa chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ • TCVN 7876:2008;
• TCVN 9241:2012;
• SMEWW 6630B:2012;
• SMEWW 6630C:2012;
• US EPA method 8081B;
• US EPA method 8270D
39. Hóa chất bảo vệ thực vật photpho hữu cơ • US EPA method 8141B;
• US EPA method 8270D
40. Tổng hoạt độ phóng xạ α • TCVN 6053:2011;
• TCVN 8879:2011;
• SMEWW 7110B:2012
41. Tổng hoạt độ phóng xạ β • TCVN 6219:2011;
• TCVN 8879:2011;
• SMEWW 7110B:2012
42. Tổng polyclobiphenyl (PCB) • TCVN 8601:2009;
• TCVN 9241:2012;
• SMEWW 6630C:2012;
• US EPA method 1668B;
• US EPA me

Bình luận

Tin khác

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ - VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
Địa chỉ: Nhà A28, Tòa Ươm tạo công nghệ, Số 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội 
Điện thoại: +84 24 3791 0212                Email: info@foodsafety.gov.vn
Copyright © 2022 TRUNG TÂM AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ MÔI TRƯỜNG - VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM