Styren là gì?

Styren (Styrene, công thức hóa học C6H5CHCH2), các tên gọi khác: phenylethene, vinylbenzene, ethenylbenzene, styrol
Là chất lỏng nhờn không màu hoặc màu vàng nhạt. Chất có mùi hoa ngọt, đậm đặc hơn có mùi hắc. Styren là chất lỏng dễ cháy được sử dụng để sản xuất nhựa polystyren, sợi thủy tinh, cao su và latex.

Styren có trong một số sản phẩm tiêu dùng, như thuốc lá, nhiều sản phẩm bao bì, gia dụng và xây dựng. Nó cũng có trong không khí - khí thải từ các sản phẩm dựa trên styren, khí thải xe cộ. Styren ở thực phẩm và nước có từ các nguồn tự nhiên hoặc ô nhiễm.

Styren hay vinyl benzene hoặc phenyl ethene là một hợp chất hữu cơ có công thức hóa học C6H5CH=CH2. Đây là chất lỏng không màu, nhẹ hơn nước, không tan trong nước, dễ bay hơi và có vị hơi ngọt tuy nhiên khi đậm đặc thì có mùi khó chịu. Styren là chất được dùng để sản xuất polystyren và nhiều polyme khác.

Các tính chất hóa lý của Styrene

  • Hệ số chuyển đổi nồng độ trong không khí: 1 ppm = 4,2  mg/m3
  • Trạng thái vật lý: không màu, dung dịch nhớt
  • nhiệt độ nóng chảy -30,6 oC
  • Nhiệt độ sôi 145 oC
  • Áp suất hơi: 0,6 kPa ở 20 oC
  • Khối lượng riêng 0,91 g/cm3 ở 20 oC
  • Độ tan trong nước 300 mg/L ở 20 oC

Styren được sử dụng trong xốp và góp phần làm phát triển ung thư, giảm thị lực, thính giác và gây tổn thương hệ thần kinh.

Stygen là gì ? Cấu trúc của Stygen

 

Con người có thể tiếp xúc với Styren qua đường ăn: Nuốt thức ăn hoặc nước bị nhiễm styren, Styren rò rỉ từ các thùng chứa polystyren được sử dụng cho thực phẩm, nhưng mức độ thấp; đường hô hấp: hút thuốc lá, hoặc hít khói thuốc lá, khí thải từ xe cộ, vật liệu xây dựng…; hoặc qua da khi sờ, đụng vào các sản phẩm được làm bằng styren.

Khi tiếp xúc với Styren, thời gian ngắn có thể gây ra kích ứng mắt, da và mũi, tác dụng tiêu hóa, tác dụng hô hấp, về lâu dài có thể bị ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương và thận, gây nhức đầu, phiền muộn, mệt mỏi và yếu đuối, mất thính lực, vấn đề cân bằng và tập trung, ung thư.


Ảnh hưởng của Styren tới sức khỏe
Trong thời gian ngắn:Tiếp xúc với styrene có thể gây ra:
– Kích ứng mắt, da và mũi
– Tác dụng tiêu hóa
– Tác dụng hô hấp
Về lâu dài, tiếp xúc lâu dài với styrene có thể gây ra:
– Hệ thống thần kinh trung ương và ảnh hưởng thận
– Nhức đầu
– Phiền muộn
– Mệt mỏi và yếu đuối
– Mất thính lực
– Vấn đề cân bằng và tập trung
– Ung thư
( Nguồn: Học viện Quốc gia về Sức khoẻ của Mỹ )

 

Các tính chất cảm quan của Styrene

Ngưỡng cảm nhận vị trung bình của styrene trong nước ở 40 oC là 0,12 mg/L. Styrene có mùi ngọt với ngưỡng phát hiện mùi từ 0,02 đến 2,6 mg/L. Ngưỡng phát hiện mùi ở 60 oC cũng đã được công bố là 0,0036 mg/L. Ngưỡng phát hiện mùi trong không khí được ước lượng khoảng 0,1 mg/m3

Các ứng dụng chính của Styrene:

Styrene được sử dụng để sản xuất các loại nhựa tổng hợp

Sự tồn tại trong môi trường

Styrene trong không khí rất hoạt động khi có mặt gốc hydroxyl và ozone, thời gian bán hủy khoảng 2 giờ. Trong không khí nó bị oxy hóa thành aldehyde, ketones, và axit benzoic. Các hợp chất peroxide có khối lượng phân tử lớn cũng có thể được hình thành.

Phương pháp phân tích Styrene

Hàm lượng styrene trong nước có thể được xác định bằng phương pháp sắc kí khí với đầu dò tín hiệu dạng ion hóa quang học. phương pháp này có thể đo trong khoảng 0.05 đến 1500 microgam/L. Xác nhận bằng phương pháp phổ khối  (giới hạn phát hiện 0.3 microgam/L).

Hàm lượng trong môi trường và khả năng tiếp xúc với con người

Trong không khí

Ở những nơi xa nguồn phát thải thì hàm lượng styrene không đáng kể vì nó phản ứng rất nhanh với ozone và gốc hydroxyl. Tại Munich, hàm lượng phát hiện ngoài trời khu công nghiepj có giá trị trung bình 0.5 đến 5.9 microgam/m3. Gần nhà máy sản xuất styrene hàm lượng là 0.3 đến 3000 microgam/m3. Hàm lượng styrene trong nhà có người hút thuốc lá cao hơn đáng kể so với nhà không có người hút thuốc. Giá trị trung bình mà con người tiếp xúc là 1,3 đến 1,9 microgam/m3 ở trong nhà và 0,1 – 0,7 microgam/m3 ngoài trời.

Trong nước

Năm 1985, styrene được phát hiện ở Rhine có nồng độ cao nhất là 0,1 microgam/L. Tại hồ Great Lakes (Mỹ), nồng độ được phát hiện là 0,1 đến 0,5 microgam/L. Styrene không được phát hiện trong nước ngầm ở các trạm bơm nước của Đức, nhưng lại được phát hiện trong nước uống ở Mỹ với nồng độ nhỏ hơn 1 microgam/L, và trong nước uống đã được lọc qua than đá ở New Orleans, Mỹ.

Trong thực phẩm

Styrene được phát hiện trong thực phẩm đóng gói có vỏ chứa là nhựa polystyrene, đặc biệt là sữa chua (2,5 đến 34,6 microgam/kg). Trong các loại sữa khác và mật ong có thể lên đến vài chục microgram sau 120 ngày đóng gói. Ở phía đông nước Úc, 146 loại mẫu thực phẩm được đóng gói trong polystyrene, như sữa, đã được phân tích. khoảng 80 % các mẫu sữa chua có hàm lượng thấp hơn 50 microgam/kg (cao nhất là 100 microgam/kg). Hàm lượng thấp nhất được tìm thấy ở trong bơ thực vật (90 % mẫu có hàm lượng nhỏ hơn 10 microgam/kg). Trong một nghiên cứu 133 loại thực phẩm đóng gói bằng bao bì trên cơ sở nhựa styrene (100 – 500 mg/kg), hàm lượng styrene trong thực phẩm phân tích được nằm trong khoảng 1 – 200 microgam/L. Đối với thịt, styrene tập trung bên ngoài và không phát hiện được sau khi đun.

Lượng tiếp xúc hàng ngày và hàm lượng trong nước

Mức tiếp xúc của một người không hút thuốc với styrene ước tính khoảng 40 microgam 1 ngày trong khu vực không có hoạt động công nghiệp. Giá trị này được ước tính trên cơ sở hàm lượng styrene trong không khí ngoài trời (2 microgam/ngày), hoạt động giao thông (10 – 15 micorgam/ngày), thực phẩm (5 micorgam khi tiêu thụ 500 g sữa đóng trong bào bì sản xuất từ styrene). Tiếp xúc nhiều nhất là người hút thuốc (500 microgam/ngày). Người hít khói thuốc thụ động sẽ tiếp xúc khoảng vài microgam/ngày. Trong các khu công nghiệp, tiếp xúc ngoài trời khoảng 400 microgam/ngày. Tiếp xúc từ nước ăn uống là không đáng kể.

Nguồn: WHO.int

Tiêu chuẩn Styrene trong nước theo QCVN 01:2009/BYT

Tiêu chuẩn Styrene trong nước theo QCVN 01:2009 BYT

Tiêu chuẩn Styrene trong nước theo QCVN 01:2009 BYT
 

Làm sao để lọc lọc chất ô nhiễm styren trong nước?

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) khuyến cáo sử dụng than hoạt tính dạng hạt. Than hoạt tính là vật liệu rắn hấp thụ đa năng nhờ cấu trúc mao quản nhiều cỡ (nhỏ, trung bình, lớn). Đặc biệt, mao quản nhỏ của than hoạt tính hấp thụ tốt các phân tử nhỏ của chất dễ bay hơi như styren. Đồng thời than hoạt tính cũng có khả năng hấp thụ tốt Clo ( sử dụng để khử trùng trong nước máy ). Chính vì vậy  ( Than hoạt tính ) được sử dụng rộng rãi trong hệ thống máy lọc nước hay xử lý nước gia đình.
 

Xử lý thế nào khi nước bị nhiễm Styren?

Có hai phương pháp xử lý nước nhiễm styren được Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) khuyến nghị là sử dụng than hoạt tính dạng hạt (GAC) kết hợp với sục khí tháp chèn (waterfall aeration).

Than hoạt tính thường được sử dụng để hấp phụ các hợp chất hữu cơ tự nhiên, hợp chất mùi vị và hóa chất hữu cơ tổng hợp trong xử lý nước uống.

Hai lựa chọn phổ biến nhất để lắp đặt thiết bị xử lý GAC trong nhà máy xử lý nước là: hấp phụ sau lọc (thiết bị GAC được đặt sau quy trình lọc thông thường) và lọc hấp phụ (trong đó một số hoặc tất cả các phương tiện lọc trong bộ lọc phương tiện được thay thế bằng GAC).

Tháp chèn hoặc tách khí có khả năng loại bỏ khỏi nước nhiên liệu, dung môi và chất hữu cơ dạng rắn hoặc lỏng dễ bay hơi, amoniac, hydro sunfua và carbon dioxide. Một tháp chèn bao gồm một tháp hình trụ, vật liệu chèn (thường là nhựa, thép hoặc gốm) và một máy thổi ly tâm. Nước cấp bị ô nhiễm được bơm vào đỉnh tháp và máy thổi được sử dụng để đưa dòng khí qua đáy tháp.

 

Ở đâu phân tích Styren tại Hà Nội?

Theo quy chuẩn Việt Nam 01:2009 của Bộ Y tế ban hành về chất lượng nước ăn uống, hàm lượng styrene được quy định tối đa 20 µg/l . Tuy nhiên, các mẫu nước xét nghiệm cho thấy hàm lượng cao hơn quy chuẩn Việt Nam cao hơn gấp nhiều lần. Tại các vòi nước hộ gia đình, hàm lượng styrene thấp hơn tại nhà máy và các điểm chứa trung gian.

PTN trọng điểm về An toàn thực phẩm và Môi trường cung cấp dịch vụ phân tích styrene với phương pháp hiện đại, chi phí tối ưu. Cũng như với khả năng phát hiện hàm lượng vết các nguyên tố kim loại nặng độc hại ở mức ppb, ppm… chúng tôi có thể đáp ứng yêu cầu của tất cả khách hàng.


 

Xét nghiệm nước ở đâu ? Địa chỉ xét nghiệm nước uy tín tại Hà Nội, Xét nghiệm nước sinh hoạt ô nhiễm, kiểm tra chất lượng nước ở đâu, kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt, Nên xét nghiệm nước ở đâu, Tại Hà Nội có những nơi nào xét nghiệm nước, Vậy xét nghiệm nước sinh hoạt ở đâu chuẩn nhất hiện nay để biết được nguồn nước nhà bạn đang an toàn, Địa chỉ xét nghiệm nước uy tín tại Hà Nội, địa chỉ xét nghiệm mẫu nước cho gia đình bạn tại Hà Nội, Trước tình trạng nguồn nước đang bị ô nhiễm trầm trọng, đặc biệt là ở những quận huyện tại Hà Nội, Xét nghiệm nước sinh hoạt ở đâu tại Hà Nội, Dưới đây sẽ là một vài nơi xét nghiệm nước sinh hoạt ở Hà Nội, Nhận kết quả xét nghiệm nước, Xét nghiệm nước khu vực Quận Đống Đa, Thanh Xuân, Từ Liêm, Ba Đình, Hà Đông, Cầu Giấy, địa chỉ xét nghiệm mẫu nước uy tín, Số 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội, Lấy mẫu xét nghiệm Tại Hà Nội, bạn có thể mang mẫu nước tới xét nghiệm tại, Địa chỉ xét nghiệm nước uy tín tại Hà Nội, lấy mẫu xét nghiệm BOD, vi sinh, nitrat, Tại Hà Nội, bạn có thể lấy mẫu nước để kiểm tra, xét nghiệm asen miễn phí nước sinh hoạt ở Hà Nội, Xét nghiệm nước sinh hoạt ở đâu, bao lâu, Nếu bạn ở Hà Nội thì có thể tới các địa chỉ sau, Xét nghiệm nước sinh hoạt ở đâu tại Hà Nội, ở đâu xét nghiệm mẫu nước sinh hoạt, ở Hà Nội, Bảng Giá Xét Nghiệm Nước Theo QCVN BYT, việc xét nghiệm nước sinh hoạt là rất,
Quy trình kiểm nghiệm nước ăn uống, sinh hoạt tại PTN trọng điểm về An toàn thực phẩm và Môi trường
 

Toàn bộ quy trình kiểm nghiệm được tiến hành nhanh chóng, tiện lợi, hỗ trợ lấy mẫu tận nơi kết hợp với chính sách ưu đãi giá vô cùng hấp dẫn và cạnh tranh.



Để biết thêm thông tin chi tiết và được hỗ trợ tối đa về những thắc mắc cũng như nhu cầu của quý khách về phân tích styrene, kiểm nghiệm kim loại nặng độc hại, hãy liên hệ ngay cho PTN trọng điểm về An toàn thực phẩm và Môi trường theo thông tin bên dưới để được tư vấn MIỄN PHÍ 

Mọi thông tin xin liên hệ:

PTN trọng điểm về An toàn thực phẩm và Môi trường, Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ
Tầng 5, nhà A28, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Số 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu giấy, Hà Nội.
Thời gian nhận mẫu từ 8h30 đến 11h30 và 13h30 đến 17h30 mỗi ngày từ thứ 2 đến thứ 6
Tel: 024 3791 0212

Hãy cùng chúng tôi tạo nên sự khác biệt về chất lượng và uy tín cho sản phẩm của bạn.

Bình luận

Tin khác