Quy trình kỹ thuật quan trắc khí thải từ ống khói, ống thải của các nhà máy, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp và các lò đốt chất thải

Việc quan trắc khí thải công nghiệp rất quan trọng trong việc xác định tình trạng khí thải có đảm bảo an toàn cho môi trường hay không, cũng như kiểm soát khí thải, cải thiện chất lượng môi trường không khí xung quanh, đảm bảo cho mọi người dân được sống và làm việc trong môi trường trong lành. Quy trình kỹ thuật quan trắc khí thải công nghiệp trong bài viết dưới đây.

Bước 1: Xác định số lượng điểm và vị trí quan trắc tại hiện trường

 

Cần tiến hành khảo sát thực địa tại ống khói và xác định vị trí quan trắc, chuẩn bị lỗ lấy mẫu, sàn công tác, các phương pháp nâng hạ thiết bị, an toàn lao động, nguồn điện trước khi tiến hành quan trắc. Việc chuẩn bị lỗ lấy mẫu phải đảm bảo kích thước lỗ, vị trí phù hợp cho hoạt động lấy mẫu.

Quan trắc môi trường là một trong những việc rất quan trọng và cần thiết hiện nay. Trong đó vấn đề quan trắc môi trường khí thải rất được quan tâm. Đây là một hoạt động phức tạp và khó khăn, đòi hỏi phải sử dụng các thiết bị chuyên dụng. Đồng thời, phải có sự am hiểu, kiến thức để thực hiện quan trắc.

Bước 2: Xác định thông số quan trắc khí thải công nghiệp

Thông số bắt buộc quan trắc trực tiếp tại hiện trường gồm: nhiệt độ, vận tốc, lưu lượng, hàm ẩm, khối lượng mol phân tử khí khô, áp suất khí thải.

Thông số lấy mẫu tại hiện trường để phân tích trong phòng thí nghiệm gồm: bụi tổng PM, Bụi PM10, SO2, NOx (NO và NO2), H2SO4, độ khói, CO, H2S, COS, CS2, Ph, F-, hợp chất hữu cơ, tổng các chất hữu cơ không bao gồm mêtan (TGNMO), HF, HCl, Hg, hợp chất hidrocacbon đa vòng thơm (PAHs);

Các thông số: SO2, NOx (NO và NO2), H2SO4, độ khói, CO, O2 ngoài việc lấy mẫu hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm, có thể sử dụng phương pháp đo đạc trực tiếp khác Quá trình phân tích các thông số được tiến hành ngay tại hiện tượng và cả phòng thí nghiệm

Bước 3: Xác định thời gian và tần suất quan trắc

Thời gian quan trắc:

a) Thời gian quan trắc: mẫu được lấy vào thời điểm hoạt động sản xuất của cơ sở đạt tối thiểu 50% công suất thiết kế. Cơ sở phải vận hành hoạt động ổn định trong suốt thời gian lấy mẫu;

b) Tần suất quan trắc: tối thiểu là 01 lần/03 tháng;

c) Số lượng mẫu trong 01 lần quan trắc: tối thiểu là 03 mẫu/01 lần.

Bước 4. Lập kế hoạch quan trắc

Kế hoạch quan trắc khí thải bảo đảm bao gồm những nội dung sau:

a) Danh sách nhân lực thực hiện quan trắc và phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ tham gia;

b) Danh sách các tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp thực hiện quan trắc môi trường (nếu có);

c) Danh mục trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất quan trắc tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm;

d) Phương tiện, thiết bị bảo hộ, bảo đảm an toàn lao động cho hoạt động quan trắc môi trường;

đ) Thông số, phương pháp quan trắc tại hiện trường, các loại mẫu cần lấy, thể tích mẫu, phương pháp bảo quản, vận chuyển và thời gian lưu mẫu;

e) Thông số, phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm;

g) Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường;

h) Kế hoạch thực hiện bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường.

Bình luận

Tin khác