Các kim loại như arsen, cadmium, chì và thủy ngân là những hợp chất hóa học trong tự nhiên. Chúng có mặt ở nhiều nơi khác nhau trong môi trường, ví dụ như đất, nước và không khí. Kim loại cũng có thể tồn đọng trong thực phẩm vì chúng hiện diện trong môi trường, là kết quả của các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, khí thải xe hoặc thực phẩm bị nhiễm bẩn trong quá trình chế biến và lưu trữ. Mọi người có thể tiếp xúc với kim loại từ môi trường hoặc do ăn phải thực phẩm hoặc nguồn nước bị ô nhiễm. Tích lũy các kim loại nặng trong cơ thể dẫn đến nguy hại về lâu về dài.

EFSA đã nhận được yêu cầu từ Ủy ban châu Âu EC hay các nước thành viên để cung cấp các đánh giá rủi ro đối với một số kim loại như là chất gây ô nhiễm trong đó có asen, cadimi, crom, chì, thủy ngân, niken và uranium. Vấn đề này được thực hiện bởi CONTAM Panel. EFSA cũng làm việc chặt chẽ với các nước thành viên  và các nhà cung cấp dữ liệu khác để thu thập dữ liệu về sự xuất hiện của các kim loại trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.

Niken
Niken là kim loại tự nhiên có thể hiện diện trong thực phẩm và nước uống do ô nhiễm môi trường bao gồm cả hoạt động của con người. Việc tiếp xúc với niken bằng thức ăn hay nước uống trong thời gian ngắn gây dị ứng ở một số người. Các kết quả nghiên cứu trên động vjaat cũng cho thất ảnh hưởng về khả năng sinh sản và phát triển có thể xảy ra từ việc tiếp xúc lâu dài với niken.

Tại châu Âu, hiệ nay không có mức niken tối đa đối với thực phẩm. Niken trong nước uống dùng cho người và trong nước khoáng thiên nhiên không được vượt quá 20 microgram/ lít.

Tháng 2/2015, EFSA đã công bố ý kiến khoa học về mối nguy đối với sức khỏe con người từ niken trong thực phẩm, đặc biệt là trong rau, cũng như trong nước. EFSA đưa ra mức an toàn được gọi là mức độ tiêu thụ hàng ngày TDI là 2,8 microgram/kg trọng lượng cơ thể. Dựa trên mức độ trung bình hiện tại và mức độ tiếp xúc cao, các chuyên gia của EFSA kết luận rằng việc tiếp xúc với Niken trong thời gian dài đối với người dân là rất đáng quan tâm.

Thủy ngân
Vào tháng 1 năm 2015, EFSA công bố các rủi ro và lợi ích của hải sản đặc biệt có liên quan đến thủy ngân trong thực phẩm. Việc hạn chế các loài cá có hàm lượng methyk cao trong máu là cách hiệu quả nhất để đạt được lợi ích sức khỏe và hạn chế tối đa nguy cơ gây ra bởi sự tiếp xúc quá mức methyl thủy ngân.

EFSA đề nghị các quốc gia thành viên xem xét mô hình tiêu thụ cá của quốc gia và đánh giá nguy cơ của các nhóm dân cư khác nhau vượt qua ngưỡng mythyl thủy ngân an toàn trong khi vẫn có lợi cho sức khỏe của cá. Điều này đặc biệt áp dụng cho các quốc gia mà cá / thủy sản có hàm lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá ngừ, cá mập được tiêu thụ đều đặn.

Hai ý kiến khoa học trước đây của EFSA cũng đã có cái nhìn tương tự về rủi ro từ thủy ngân và methyl thủy ngân trong thực phẩm và sức khỏe của các loài cá, hải sản. Quan điểm đầu theist thiết lập TWI cho methyl thủy ngân là 1,3 mg/ kg trọng lượng cơ thể, ý kiến thứ hai khuyến cáo ăn cá từ 1-2 khẩu phần  và 3-4 phần ăn nhằm tăng cường sức khỏe như tăng cải theiejn tình trạng phát triển thần kinh ở trẻ em và giảm nguy cơ bệnh mạch vành ở người lớn.

Cờ rôm
Có nhiều hình thức khác nhau của crom. Crom III xảy ra một các tự nhiên và là chất dinh dưỡng thiết yếu, là hình thức chính của crom có trong thức ăn. Nó hỗ trợ bình thường các glucose, protein, và chất chuyển hóa. Một dạng khác là Crom VI  thường được sản xuất bằng quá trình công nghiệp và đôi khi xuất hiện trong nước uống.

Vào tháng 3/2014, CONTAM Panel đã ban bố một quan điểm khoa học về nguy cơ của crom trong thực phẩm đối với sức khỏe con người đặc biệt trong rau và nước uống đóng chai. Các chuyên gia của EFSA đã thiết lập lượng cho phép hàng ngày tolerable daily intake (TDI) là 0.3 mg mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày choc rom III. Chế độ ăn uống cho tất cả các nhóm tuổi đều dưới TDI vì vậy không làm tăng mối lo ngại về sức khỏe cộng đồng.

Các nghiên cứu trên động vật cho thấy lượng crom VI cao có thể gây ra ung thư. Vì vậy ban hội thẩm đã không lập mức độ an toàn TDI choc rom VI. Tuy nhiên, các chuyên gia của EFSA kết luận về mối quan tâm liên quan đến lượng crom VI trung bình thông qua nước uống cho trẻ sơ sinh , các nhóm tuổi khác ít được quan tâm hơn. Trên phơi nhiễm đối với một số nhóm, đặc biệt là trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và những trẻ em khác có thể là mối quan tâm nhưng vẫn thiếu dữ liệu liên quan.

Thạch tín Arsen
Asen là một chất gây ô nhiễm rộng rãi xảy ra cả trong tự nhiên lẫn do hoạt động của con người. Thực phẩm là nguồn tiếp xúc chính. Các nguồn chính của arsen vô cơ là ngũ cốc và các sản phẩm dựa trên ngũ cốc, thực phẩm cho công dụng đặc biệt (ví dụ như tảo), nước uống đóng chai, cà phê và bia, các sản phẩm bằng lúa hoặc gạo, cá và rau quả.


Uranium
Uranium là một kim loại phóng xạ tự nhiên, có thể được tìm thấy ở các nồng độ khác nhau trong môi trường, nước và thực phẩm. Tháng 3/2009 CONTAM Panel đã tiến hành đánh giá rủi ro khi tiếp xúc với chế độ ăn uống có uranium trong thực phẩm, nước khoáng đặc biệt, và tư vấn về các TDI đới với uranium. Các ý kiến tập trung vào các hóa chất độc hại của uranium. Các nguy cơ phóng xạ liên quan đến uranium ở bên ngoài EFSA.

EFSA kết luận rằng chế độ ăn có uranium trung bình cho người dân nói chung và người tiêu dùng khắp châu Âu hiện đang có TDI thấp. Trong các lĩnh vực cụ thể, khi lượng uranium trong nước uống cao, ước tính ảnh hưởng cao nhưng vẫn thấp hơn TDI. Đối với trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa công thức tạo với nước có chứa uranium, hội thẩm lưu ý rằng việc tiếp xúc liên quan đến trọng lượng cơ thể có thể lên coa hơn so với người lớn gấp 3 lần nên cần phải tránh.

Cadmium
Thực phẩm là nguồn tiếp xúc cadmium chính đối với những đối tượng không hút thuốc. Trong năm 2009, CONTAM Panel đã tiến hành đánh giá rủi ro về cadmium trong thực phẩm và thiết lập lượng hàng tuần chấp nhận được tolerance weekly intake (TWI) là 2,5 micrograms trên mỗi kg trọng lượng cơ thể (mg/ kg bw). Sau một đánh giá về cadmium bởi JECFA, CONTAM Panel điều chỉnh TWI vào năm 2011 và kết luận rằng TWI 2.5 mg/kg bw vẫn hợp lý.

Chì
Chì là một chất gây ô nhiễm môi trường xảy ra cả trong tự nhiên và thông qua các hoạt động của con người như khai thác mỏ. Trong một ý kiến được ông bố vào tháng 4/2010 về các rủi ro về sức khỏe có thể có liên quan đến sự hiện diện của chì trong thực phẩm, CONTAM Panel xem xét liệu ngũ cốc, rau quả và nước máy có đóng góp nhiều nhất vào chế độ ăn uống có tiếp xúc chì. Báo cáo kết luận rằng mức độ hiện tại của việc tiếp xúc với chì ảnh hưởng đến sức khỏe không đáng kể với hầu hết người lớn nhưng có mối quan tâm tiềm năng đến các hiệu ứng phát triển thần kinh có thể có trong bào thai, trẻ sơ sinh và trẻ em.


PTN trọng điểm về An toàn thực phẩm và Môi trường cung cấp dịch vụ phân tích kim loại nặng với phương pháp đa dạng, chi phí tối ưu. Với khả năng phát hiện hàm lượng vết các nguyên tố kim loại nặng độc hại ở mức ppb, ppm… chúng tôi có thể đáp ứng yêu cầu của cả khách hàng trong nước và ngoài nước.

Mọi thông tin xin liên hệ:

PTN trọng điểm về An toàn thực phẩm và Môi trường, Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ
Tầng 5, nhà A28, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Số 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu giấy, Hà Nội.
Thời gian nhận mẫu từ 8h30 đến 11h30 và 13h30 đến 17h30 mỗi ngày từ thứ 2 đến thứ 6
Điện thoại: 024.3791.0212 
Hãy cùng chúng tôi tạo nên sự khác biệt về chất lượng và uy tín cho sản phẩm của bạn.

Bình luận

Tin khác